TPHCM: 79 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2019 (HQ Online) - Thông tin trên được Sở Công Thương TPHCM cho biết tại Hội nghị sơ kết Chương trình bình ổn thị trường (BOTT) ... |
TP.Hồ Chí Minh: DN là nòng cốt của chương trình bình ổn thị trường (HQ Online)- TheìnhổnthịtrườngTPHCMvàcáctỉnhTâyNamBộkết quả tối quao đánh giá của UBND TP.HCM, sau 15 năm thực hiện chương trình bình ổn thị trường (2002-2017), một trong những điểm nổi ... |
Doanh nghiệp các tỉnh Miền Tây Nam bộ trưng bày sản phẩm tại hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa với TPHCM năm 2019. Ảnh: Nguyễn Huế |
Về điều phối hàng hóa, ổn định mặt bằng giá chung, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, đến nay chương trình bình ổn thị trường TPHCM có 87 doanh nghiệp (DN) tham gia. Trong đó, có 18 DN đầu tư nhà máy sản xuất, trang trại nuôi trồng hoặc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu tại các tỉnh, thành.
Đồng thời, các DN bình ổn thị trường thành phố như Vinamilk, NutiFood, Vissan, CJ Cầu Tre, Vĩnh Tiến, Minh Tiến, San Hà, Ba Huân… đã tích cực phát triển mạng lưới đại lý tại khắp các tỉnh, thành.
Trong hoạt động phối hợp thực hiện các hoạt động kết nối cung – cầu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn.Năm 2019, TPHCM đã tổ chức, mời gọi, hỗ trợ DN các địa phương tham gia 488 hội chợ, triển lãm trên địa bàn. Đồng thời, các DN Thành phố tích cực tham gia 88 hội chợ, triển lãm tại các địa phương.
Riêng về hoạt động kết nối cung – cầu, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành năm 2019 có 45 địa phương tham gia, gồm 6/6 tỉnh, thành Đông Nam bộ, 13/13 tỉnh, thành Tây Nam bộ, 17/19 tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên, 9/25 tỉnh phía Bắc với tổng số 2.341 DN. Hội nghị giới thiệu trực tiếp đến nhà thu mua, người tiêu dùng thành phố gần 2.000 mặt hàng của 558 DN trưng bày tại 449 gian hàng. Hội nghị có 513 hợp đồng được ký kết giữa các nhà cung ứng và nhà phân phối của thành phố.
Về liên kết phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường, đến nay, các DN bình ổn thị trường thành phố đầu tư 18 nhà máy, cơ sở sản xuất; 33 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các tỉnh, thành Tây Nam Bộ, tổng vốn đầu tư 12.066 tỷ đồng. Trong đó, liên kết cung ứng vốn cho nông dân chăn nuôi, trang trại rau sạch bình quân hơn 2.000 tỷ đồng mỗi năm.
Trong liên kết phát triển hạ tầng thương mại, hệ thống phân phối tại 13 tỉnh, thành Tây Nam bộ và TPHCM có tổng cộng 308 siêu thị, 71 trung tâm thương mại, gần 2.000 chợ truyền thống, hơn 3.500 cửa hàng tiện lợi. Trong đó, riêng TPHCM có 206 Siêu thị, 49 trung tâm thương mại, 238 chợ truyền thống và 2.658 cửa hàng tiện lợi.
“Với các kết quả tích cực từ công tác phối hợp bình ổn thị trường giữa TPHCM và các tỉnh, năm 2019, hoạt động thương mại, dịch vụ tại 13 tỉnh, thành Tây Nam bộ và TPHCM diễn ra sôi động, nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khá, ước đạt 2.112.680 tỷ đồng, tăng 12,03% so năm 2018; cao hơn bình quân cả nước là 11,8%.”- bà Trang cho biết./.