Nhiều chính sách mới áp dụng đối với hàng hóa qua cảng Cát Lái,ốiưuhóachiphílogisticschocácdoanhnghiệpdệtỷ lệ kèo trực tiếp bóng đá Hiệp Phước Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp cần đến từ những cải cách Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo Đó là thông tin được chia sẻ tại hội thảo trực tuyến “Giải pháp tiết kiệm chi phí logistics cho doanh nghiệp dệt may” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp cùng Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) tổ chức ngày 10/12.
Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing của SNP cho biết, trong năm 2020, dệt may là một trong những ngành có sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng của SNP lớn nhất, khẳng định tầm quan trọng của dệt may trong sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Theo ông Lộc, sau nhiều tháng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đang được khôi phục tích cực. Song nhiều vấn đề tồn tại của ngành hàng hải thế giới vẫn chưa được khắc phục, như: Thiếu container rỗng, thiếu chỗ trên tàu, kẹt cảng… Điều này mang lại những thách thức cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo hoàn thành đơn hàng, lưu thông hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu cũng như giữ vững vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Đồng quan điểm với ông Lộc, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó chủ tịch Vitas đánh giá, mặc dù Việt Nam đã ký kết được nhiều FTA quan trọng như EVFTA, CPTPP… mang lại lợi thế rất lớn cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu tới các thị trường quan trọng, tuy nhiên chi phí logistics lại đang trở thành gánh nặng, thậm chí là rào cản khiến cho doanh nghiệp không thể tận dụng được lợi thế từ các FTA này.
Dẫn chứng cho điều này, bà Mai nhắc lại hàng loạt những khó khăn mà các doanh nghiệp phía Nam phải đối mặt khi dịch Covid-19 bùng phát tại khu vực này. Theo đó, các cảng biển, sân bay hạn chế ra vào dẫn tới việc thông thương hàng hóa rất khó khăn, thiếu lực lượng bốc xếp tại cảng gây chậm trễ nghiêm trọng. “Nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển sang xuất hàng bằng đường hàng không, khiến cho chi phí bị đội lên rất nhiều. Có trường hợp 1 doanh nghiệp đã phải tốn chi phí lên tới 1,8 triệu USD để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không” – bà Mai cho biết.
Đến nay, theo bà Mai, ngoại trừ tình hình bốc xếp tại các cảng có cải thiện, còn tình trạng thiếu container rỗng vẫn tiếp diễn và cước tàu thậm chí còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Trước thực trạng như trên, để cắt giảm chi phí logistics, bà Mai đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp như: Tạo kế hoạch chi tiết, sử dụng nhà cung cấp đa nhiệm, có kế hoạch dự phòng, vận hành tinh gọn, chỉ sử dụng một nền tảng quản lý và xem xét các dịch vụ thuê ngoài.
Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng, dịch vụ logistics, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó giám đốc Marketing của SNP cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 làm phát sinh nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, SNP đã nỗ lực duy trì sản xuất và tăng công suất để duy trì hoạt động giao thương của Việt Nam với thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, SNP cũng triển khai nhiều chính sách chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, như miễn phí vận chuyển và nâng hạ hai đầu với các container tồn tại cảng quá 15 ngày tại Cát Lái về các cơ sở tại Bình Dương (ICD Tân Cảng Sóng Thần), Đồng Nai (ICD Tân cảng Long Bình, ICD Tân Cảng Nhơn Trạch); miễn phí giao công, miễn phí lưu bãi…
Mới đây, SNP đã thực hiện khảo sát với 50 doanh nghiệp dệt may lớn, theo đó, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn với tình trạng cước tàu tăng và khan hiếm container rỗng. Đối với năm 2022, có 64% doanh nghiệp dự báo sản lượng sẽ tăng 10-30% so với năm 2021; 26% doanh nghiệp dự báo sản lượng sẽ ở mức tương đương hoặc tăng nhẹ 5%, số còn lại đưa ra dự báo giảm.
Từ kết quả khảo sát này, SNP đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí logistics. Theo đó, SNP có giải pháp kết nối cơ sở ICD Tân cảng Long Bình và ICD Tân cảng Nhơn Trạch với khu vực Cái Mép. Trong đó, với giải pháp kết nối ICD Tân cảng Long Bình với khu vực cảng Cái Mép, hiện có 3 hãng tàu hạ container rỗng tại đây là Hapag Lloyd, Cosco và Yangming.
“Với xu hướng các doanh nghiệp dệt may phải kết nối trực tiếp hàng đi Mỹ, EU qua khu vực Cái Mép thì ICD Long Bình, ICD Nhơn Trạch là một trong những giải pháp giúp kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt, những doanh nghiệp nằm gần ICD Tân Cảng Long Bình có thể tiết giảm 20-30% chi phí vận chuyển so với việc doanh nghiệp trực tiếp ra Cái Mép để lấy container rỗng về nhà máy đóng hàng rồi chuyển về Cái Mép” – bà Lệ chia sẻ.
Ngoài ra, SNP cũng triển khai giải pháp khai thác và quản lý kho hàng theo chuỗi cung ứng với hệ thống kho hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn cho mặt hàng dệt may, có phần mềm quản lý hiện đại… Các ICD có thể triển khai quản lý đơn hàng và phân phối đơn hàng đến tận nhà máy theo yêu cầu của khách hàng.
Đối với giải pháp về thủ tục Hải quan một cửa, bà Lệ cho biết, đây là sự kết nối giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp cảng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, SNP có bố trí khu làm thủ tục riêng, bãi hàng riêng, quy trình làm hàng đặc biệt cho doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, SNP cũng cung cấp giải pháp dịch vụ logistics trọn gói cho doanh nghiệp như book cước, vận chuyển, door to door, dịch vụ hải quan…
顶: 27踩: 9
【tỷ lệ kèo trực tiếp bóng đá】Tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp dệt may
人参与 | 时间:2025-01-10 01:13:01
相关文章
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'
- CSGT Hà Nội ra quân, hàng chục học sinh sinh viên 'đầu trần' lái xe bị xử phạt
- Chủ tịch TP Cẩm Phả: Dự án quây núi vịnh Hạ Long làm ‘hòn non bộ” đã đủ pháp lý
- Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- Bộ trưởng Nội vụ hối thúc xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương
- Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 8/11
- Từ vụ tai nạn liên hoàn ở Lạng Sơn, làm sao để cảnh báo khi có sự cố
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- 'Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, chỉ cần xe xịt lốp là tắc nghẽn tất cả'
评论专区