Chia li
Năm 21 tuổi,ìnhtrămnămtậpHônnhânchiaxarồiđoàntụcủavợchồngởmiềnTâbxh la liga mới nhất ông Đồng Văn Thoảng (63 tuổi, Cà Mau) được nghỉ phép về thăm nhà. Trong lúc đến thăm người bà con, anh lính trẻ vô tình gặp gỡ người con gái tên Hoàng Thị Tho.
Thấy cô gái dịu dàng, duyên dáng, ông đến bắt chuyện rồi yêu ngay cái nhìn đầu tiên. Ông đặt quyết tâm phải chinh phục bằng được tình yêu của cô gái kém mình một tuổi.
Tại chương trìnhTình trăm năm, bà Hoàng Thị Tho (62 tuổi, Cà Mau, vợ ông Thoảng) kể: “Lúc đó, chúng tôi còn ở Nam Định. Trong lần gặp đầu tiên, tôi chưa có thiện cảm gì với ông ấy cả.
Ông ấy không đẹp trai nhưng rất kiên trì theo đuổi tôi. Mỗi khi ông ấy đến nhà chơi, tôi cũng chỉ ngồi chứ không nói chuyện. Ông ấy hỏi gì, tôi trả lời nấy”.
Nửa tháng sau lần gặp đầu tiên, ông Thoảng lại đến thăm bà Tho. Lúc này, ông hốt hoảng khi thấy cổng nhà cô gái mình thương có đến 3 chiếc xe đạp của 3 chàng trai lạ mặt. Tuy vậy, ông vẫn quyết định vào nhà, tìm cách trò chuyện với những người còn lại.
Những năm ấy, nhà bà Tho không có bàn. Thế nên 4 chàng trai trẻ ngồi trên chiếc giường cũ trò chuyện với nhau. Trong khi đó, bà Tho ngồi im lặng dưới võng để “xem anh nào nói chuyện hay hơn”.
Thấy bà Tho có nhiều người theo đuổi, ông Thoảng quyết định chinh phục bà trong thời gian nhanh nhất. Biết bà thiếu vắng tình yêu thương của bố, mỗi khi đến chơi, ông Thoảng chủ động sửa sang nhà cửa, cắt dọn cây cỏ, cuốc đất trồng khoai, mía trong vườn cho bà.
Chiến lược này ngay lập tức đem lại hiệu quả tích cực. Ông Thoảng được người dân xung quanh hết lời khen ngợi. Những việc làm của ông cũng khiến bà Tho hạnh phúc. Bà dần có cảm tình và tin rằng “lấy ông sau này chắc chắn mình sẽ được nhờ”.
Sau 3 tháng quen biết, thư từ qua lại, cả hai cảm mến, yêu thương nhau. Đúng lúc này, mẹ của bà Tho ở Cà Mau gửi thư ra Nam Định ngỏ ý đón bà vào miền Nam để gia đình đoàn tụ.
Trước khi đưa ra quyết định, bà Tho viết thư cho ông Thoảng với mục đích thử lòng ông. Trong thư, bà nói chuyện được mẹ gọi vào Nam và muốn gặp ông để biết ông có yêu thương mình thật lòng hay không.
Thư gửi được 10 ngày, bà đã thấy ông Thoảng đến nhà bàn chuyện cưới mình làm vợ. Sau đó, ông thưa chuyện với bố mẹ hai bên gia đình và được đồng ý. Gia cảnh khó khăn, cả hai tổ chức đám cưới đơn sơ không hoa, không áo dài, không nhẫn cưới.
Sau bữa cơm với gia đình, ông Thoảng chở vợ về nhà. Tuy vậy, cả hai chỉ nhìn nhau mà không có một cử chỉ âu yếm hay đêm tân hôn. Hôm sau, ông Thoảng lại trở về đơn vị.
Cả hai chỉ có đêm đầu tiên khi ông Thoảng được phép chở bà Tho về nhà sau khi bà từ nhà lên đơn vị thăm ông. Sau đó, ông Thoảng được tin vợ mang thai.
Tuy vậy, do kinh tế quá khó khăn, bà Tho quyết định tạm rời nhà chồng vào Cà Mau sinh sống với mẹ. Đôi vợ chồng trẻ đứng trước nỗi đau chia li dù chỉ mới cưới nhau được ít ngày.
Đoàn tụ
Bà Tho kể: “Lúc ấy kinh tế khó khăn lắm. Bố mẹ chồng rất thương tôi. Mỗi bữa, ông bà cho tôi ăn bát cơm đầy trong khi những người khác chỉ được ăn nửa bát. Dẫu vậy, ông bà vẫn không thể chăm lo cho tôi và đứa con trong bụng.
Lúc này, mẹ tôi đến xin ông bà đem tôi vào Nam vì lúc ấy, trong Nam còn nhiều lúa gạo hơn, ít ra, tôi cũng sẽ được ăn no. Dù rất thương nhưng bố mẹ chồng tôi cũng đồng ý cho tôi đi vì không thể lo cho con dâu được”.
Biết tin, ông Thoảng rất xót xa. Nhưng vì hoàn cảnh, ông đành chấp nhận cảnh vợ chồng tạm chia li người Nam kẻ Bắc.
Ngày tiễn biệt, vợ chồng ông Thoảng lưu luyến, bịn rịn nắm tay nhau. Nỗi nhớ nhung, xúc động dâng trào khiến đôi vợ chồng trẻ không ai nói được lời nào. Đến khi tàu chuyển bánh, thấy chồng mình khuất dần ở phía sau, bà Tho không kìm được cảm xúc khóc òa.
Bà Tho vào Nam được ít tháng, ông Thoảng xuất ngũ. Ngay sau đó, ông tìm mọi cách vào Nam đoàn tụ với vợ con. Để có tiền Nam tiến, ông chia nhỏ quãng đường từ Nam Định đến Cà Mau thành từng chặng.
Mỗi chặng, ông dừng lại xin việc làm để có tiền đi tiếp. Do vừa đi vừa làm việc, ông Thoảng không thể thường xuyên thư từ cho vợ.
Lúc ông đã đi gần đến chặng cuối cùng của hành trình từ Nam Định đến Cà Mau, bà Tho nhận được thư bố mẹ chồng. Ông bà muốn con dâu đưa cháu nội ra Nam Định để thỏa lòng mong nhớ.
Bà Tho kể: “Thế là tôi cùng con ra Nam Định. Nhưng khi đến nơi, tôi lại không gặp được chồng vì lúc này ông đang trên đường vào Nam tìm tôi.
“Lúc này, bố mẹ chồng tôi viết thư báo tin để ông ấy quay trở về Nam Định. Về đến nhà, thấy tôi và con, ông ấy lao đến ôm hai mẹ con rồi khóc nức nở. Hai vợ chồng tôi cứ đứng khóc như thế một hồi lâu mới ngồi xuống”.
Sau khi đoàn tụ, cả hai sống ở Nam Định và cùng nhau vượt qua những năm tháng khó khăn. Năm 2000, ông bà chuyển vào Cà Mau sinh sống cho đến bây giờ.
Trải qua cuộc hôn nhân chia ly rồi đoàn tụ, ông Thoảng chưa có dịp nói lời yêu thương với người vợ tảo tần của mình. Thế nên cuối chương trình, ông bất ngờ gửi đến bà Tho bức thư đong đầy cảm xúc.
Nghe những lời yêu thương từ chồng, bà Tho không kìm được nước mắt. “Tôi rất vui vì chưa bao giờ được nghe những lời ngọt ngào như thế. Tôi đã không lầm khi lấy ông ấy”, bà chia sẻ.