【seoul đấu với jeonbuk】Chuyện về ngôi chùa nuôi chứa cán bộ cách mạng

时间:2025-01-25 23:01:42 来源:Empire777

Đó là chùa Phổ Minh,ệnvềngichanuichứacnbộcchmạseoul đấu với jeonbuk ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh. Nơi đây đã từng nuôi chứa, che chở cho nhiều cán bộ hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ - ngụy.

Qua nhiều lần trùng tu, xây dựng, sửa chữa, hiện chùa Phổ Minh khá khang trang, sạch đẹp.

Nuôi chứa gần 130 người hoạt động cách mạng

Theo ni sư Thích Nữ Diệu Nguyện, trụ trì Chùa Phổ Minh, chùa được xây dựng khoảng năm 1910 do ông Nguyễn Văn Tiển sáng lập. Ban đầu, chùa chỉ được cất bằng lá kiểu nhà sàn, vì thời ấy nơi đây rắn rít, cọp beo nhiều vô kể.

Trải qua nhiều đời trụ trì, đến năm 1967 thì chùa được xây lại nhưng cũng bằng lá. Lúc này, tình hình kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai hết sức ác liệt. Trong khi đó, địch tăng cường bắt quân dịch nên nhiều thanh niên địa phương tự nguyện “xuống tóc” để vào chùa nhằm tránh sự ép buộc của chúng.

Từ năm 1968 đến 1975, chùa đã che chở, đùm bọc gần 130 người. “Trong số này có nhiều trường hợp hoạt động cách mạng bí mật. Hàng ngày, họ ở trong chùa, nhưng đến mùa vụ thì ban ngày về tiếp gia đình, ban đêm trở lại chùa. Đó cũng là cách để cán bộ hoạt động cách mạng nắm tình hình địch”, ông Nguyễn Văn Bé, nguyên cán bộ an ninh cơ sở từng được chùa Phổ Minh che chở kể lại.

Đáng nói là vào năm 1974, tỉnh trưởng Hồ Ngọc Cẩn nghi nhiều “chư tăng” ở đây không vì mục đích tu hành nên cho lính lấy xe chở về dinh để tra khảo. Khi hay tin, cố hòa thượng Thích Huệ Giác yêu cầu Hồ Ngọc Cẩn phải trả những thanh niên này về chùa tức khắc, đặc biệt phải lấy xe chở về.

“Thời ấy, chùa Phổ Minh thuộc dòng Phật giáo Ấn Quang, rất có uy tín đối với chế độ cũ và những “chư tăng” này khi đi tu đều có giấy xác nhận của giáo hội Phật giáo ở Sài Gòn nên khi thầy Thích Huệ Giác yêu cầu như thế thì Hồ Ngọc Cẩn không dám chống lại”, ông Bé giải thích.

Để chở che, đùm bọc những cán bộ cấp trên xuống nắm tình hình địch và bàn về những trận đánh, cố hòa thượng Thích Huệ Giác bí mật cho đào hầm trú ẩn ở sau chùa. Chưa kể, nhằm qua mắt Mỹ-ngụy, cố hòa thượng Thích Huệ Giác còn dùng be bồ bằng tre bao xung quanh miệng hầm, rồi lấy vỏ dừa lấp xung quanh. Nhờ vậy mà không ít lần cán bộ hoạt động cách mạng lánh vào đây khi bị Mỹ - ngụy càn quét đều được bảo vệ an toàn.  

Đến ngày 30-4-1975, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Hồ Ngọc Cẩn tuyên bố tử thủ, nhiều “chư tăng” lột áo nhà sư đi nắm tình hình địch và tiếp đào công sự vì đề phòng phản công của chúng. Lúc này, nhiều vợ con của lính ngụy chạy về các đồn để tìm chồng, cha. Thấy vậy, cố hòa thượng Thích Huệ Giác vận động, tuyên truyền họ khuyên người thân buông súng đầu hàng. Nhờ đó, khoảng hơn giờ sau, dinh tỉnh trưởng kéo cờ 3 sọc xuống để treo cờ trắng lên đầu hàng.

Xây dựng và bảo vệ đạo pháp - dân tộc

Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, tăng, ni chùa Phổ Minh tiếp tục sứ mệnh của mình là xây dựng và bảo vệ đạo pháp - dân tộc. Theo đó, chùa nhiều lần trùng tu, sửa chữa, nâng cấp, nhất là vào năm 2009 được sự thống nhất của Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; đóng góp của các cấp chính quyền, nhà hảo tâm và phật tử, Chánh điện được khởi công xây dựng, đồng thời sửa chữa, mở rộng nhà hậu tổ... Hiện chùa rất trang nghiêm, có cảnh quan đẹp nên thu hút nhiều phật tử, du khách đến tham quan, cúng bái.

Cách đây hơn 10 năm, anh Nguyễn Việt Đáo, quê ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thường đến chùa Phổ Minh để tham quan vì nơi đây yên tĩnh, thoáng mát, sạch đẹp. Do công việc nên anh chuyển đến tỉnh Sóc Trăng công tác. Lâu lâu trở về thăm quê, thăm gia đình, thỉnh thoảng anh đến chùa để tham quan, cúng bái cũng như tận hưởng không khí trong lành.

Còn anh Phạm Văn Quỳnh, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Tôi đã tham quan khá nhiều ngôi chùa, nhưng chùa Phổ Minh để lại cho tôi nhiều ấn tượng, từ lịch sử đến cảnh quan. Đây thật sự là điểm đến rất thú vị. Nếu có dịp trở lại thành phố Vị Thanh, chắc chắn tôi sẽ đến đây”.

Chùa Phổ Minh còn được biết đến là nơi chú trọng phát huy truyền thống yêu nước, thương dân. Chùa đang nuôi dưỡng 3 ni sư, tất cả đều được nhận cưu mang từ khi lọt lòng mẹ vài ngày. Đến nay, ni sư lớn nhất học lớp 11, nhỏ nhất học lớp 4. Nhiều năm qua, ban trụ trì chùa còn chung tay thực hiện tốt các hoạt động từ thiện, trao tặng 300-400 phần quà/năm cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân ngày rằm, lễ, tết...

Với những hoạt động trên, chùa nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp vì có thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa trong thời bình. Từ dấu ấn về lịch sử và không ngừng trùng tu, bảo dưỡng, mỗi năm chùa thu hút từ 500-600 phật tử, người dân đến cúng bái, tham quan.

Theo ông Nguyễn Hữu Tình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vị Thanh, đơn vị đang phối hợp với tổ chức, cá nhân thu thập thông tin để viết sách về quá trình hình thành và lịch sử của ngôi chùa, nhất là về nuôi chứa, che chở cán bộ hoạt động cách mạng. Sau đó, tổ chức hội thảo để đóng góp nhằm hoàn thiện hơn.

“Trễ nhất là cuối năm nay, chúng tôi sẽ làm đề nghị trình Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch xét công nhận chùa là Khu di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh. Hy vọng từ đây, chùa sẽ thu hút nhiều người dân, phật tử đến tham quan, du lịch”, ông Tình thông tin thêm.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chùa Phổ Minh là cơ sở hoạt động bí mật, thường quyên góp lúa gạo, tiền bạc ủng hộ cách mạng. Đặc biệt, chùa là địa điểm hoạt động bí mật của gia đình phu nhân nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; thiếu tướng Trần Quốc Liêm, Phó Tổng cục trưởng An ninh (Bộ Công an); ông Lê Việt Hùng, nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ; Đội an ninh, Đội biệt động thị xã Vị Thanh...

 

Bài, ảnh: NHẬT TÂN

推荐内容