【kqbd giao hữu hôm nay】Kế hoạch Tài chính quốc gia 2016
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:01:58 评论数:
Căng thẳng dư địa hạn hẹp
Nhìn lại công tác quản lý tài chính - NSNN trong cả giai đoạn vừa qua, bên cạnh những thành quả hết sức quan trọng đóng góp vào mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội thì vẫn còn hạn chế. Có thể thấy rõ nhất chính là tình trạng “ăn đong” của ngân sách hàng năm khi mà cân đối chi chưa gần với khả năng thu, vay nợ chưa gắn với khả năng trả nợ và trách nhiệm bố trí nguồn trả nợ, bội chi NSNN còn cao, nợ công tăng nhanh,...
Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng này. ĐBQH Nguyễn Chí Tài (Thừa Thiên Huế) lo lắng: Khó khăn nội tại lớn nhất của NSNN trong năm 2017 và các năm tới đó là dư địa và nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng rất hạn hẹp. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên đó là tư duy hành chính tăng trưởng bằng mọi giá, thiếu quan tâm đến mục tiêu tối thượng của kinh tế thị trường là hiệu quả.
ĐBQH Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng: Chính phủ cần xem xét một cách nghiêm túc để không cuốn vào vòng xoáy nguồn thu ngân sách sau khi trả nợ xong còn hạn hẹp, không đủ để bố trí cho nhiệm vụ chi cần thiết, mất cân đối ngân sách.
Để khắc phục và thực hiện các quy định của Luật NSNN 2015, Bộ Tài chính chủ động, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu trình Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch Tài chính quốc gia giai đoạn 2016-2020. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Kế hoạch này đã thể hiện vai trò, mục tiêu nêu trong Luật NSNN năm 2015, đã cụ thể hoá quan điểm chủ trương của Đảng về công tác tài chính - NSNN được thể hiện trong Nghị quyết và văn kiện Đại hội Đảng XII.
Mục tiêu chính mà Kế hoạch hướng tới chính là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế tài chính; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng theo các yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) đất nước; từng bước cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm, tiếp tục ưu tiên đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đảm bảo an toàn nợ công.
Bức tranh ngân sách được phác họa khá rõ ràng trong Kế hoạch Tài chính quốc gia 2016-2020 |
Nắm quyền chủ động
Sự ra đời của Kế hoạch Tài chính quốc gia 2016-2020 là một bước chủ động rất lớn cho “túi tiền” của đất nước trong 5 năm tới. Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Phú Quốc (TP.HCM), Kế hoạch đưa ra tổng thu ngân sách 6.864 nghìn tỷ đồng, tổng chi 8.025 nghìn tỷ đồng, nợ công không quá 65% GDP và bội chi tiếp cận 3,9% GDP. Đây là những con số thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của Chính phủ để đạt những chỉ tiêu do Quốc hội đặt ra.
Phân tích thêm, TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng: Thực tế, lâu nay Việt Nam vẫn có Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, được xây dựng ở cả cấp Trung ương và địa phương với nội dung chính là các mục tiêu về KT-XH, trong đó có phần dự tính về đầu tư phát triển. Tuy nhiên, các kế hoạch này có một nhược điểm là thiếu phần về kế hoạch tài chính hoặc các nội dung về tài chính chưa cụ thể, vì vậy làm giảm tính khả thi. Nhiều kế hoạch về đầu tư đã không thành hiện thực do không chỉ ra được nguồn lực về tài chính để thực hiện. Mặt khác, nếu chạy theo các mục tiêu về đầu tư mà không sắp xếp nguồn lực để cân đối thì thường làm gia tăng nợ công. “Nói vậy để thấy, vai trò của kế hoạch tài chính là rất quan trọng, với mỗi mục tiêu KT-XH đặt ra, phải chỉ ra được nguồn lực nào để thực hiện” - TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh. Với lý do đó, việc đưa ra Kế hoạch Tài chính cho 5 năm tới sẽ giúp tính hiện thực của Kế hoạch phát triển KT-XH được nâng lên, không chỉ cho từng năm mà cả trong giai đoạn.
Đặt ra được Kế hoạch dài hơi để phấn đấu đã là một bước tiến đáng được khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện thành công mới là đích đến quan trọng. Để làm được, ngành Tài chính đã hoạch định cụ thể các nhóm giải pháp, chính sách để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch Tài chính 5 năm.
Trước hết là đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý thu, chi NSNN, quản lý ngân quỹ; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khu vực hành chính và sự nghiệp công; tăng cường quản lý giám sát nợ công, nợ nước ngoài quốc gia; phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại các loại hình thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN. Bên cạnh đó, toàn Ngành cũng tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tập trung vào việc tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về chính sách thuế, hải quan, chế độ kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài chính song song với việc rà soát, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và cho nông nghiệp, nông thôn.
Một giải pháp khá quan trọng đã và đang được triển khai cũng sẽ được các đơn vị của ngành Tài chính tập trung trong giai đoạn tới là tổng kết, đánh giá hệ thống pháp luật về quản lý giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung khác phục những hạn chế, yếu kém, quy định chưa phù hợp. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện lộ trình giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu; sớm thực hiện đầy đủ cơ chế giá thị trường đối với dịch vụ công, điện, đất đai và tài nguyên quan trọng; đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với các đối tượng chính sách (người nghèo, người dân tộc thiểu số,...).
Đặc biệt, sự phối hợp hiệu quả các chính sách tài khoá với các chính sách tiền tệ là không thể thiếu để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng GDP tối thiểu đạt kế hoạch đề ra; thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch đối với các thông tin liên quan đến tài chính ngân sách theo quy định; thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, giảm dần bội chi NSNN.
Với mục tiêu rõ ràng và các giải pháp cụ thể, có thể tin tưởng rằng Kế hoạch Tài chính quốc gia 2016-2020 sẽ chính là lời giải cho bài toán ngân sách trong những năm sắp tới.