【trận thụy điển】Lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình cổ phần hóa
Bên lề Diễn đàn tài chính 2018 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 20/9, ông Huỳnh Thế Du đã trao đổi với báo chí về những rào cản và giải pháp cho tiến trình CPH DNNN.
PV: Theo ông hiện đang có những rào cản gì làm giảm tiến trình CPH doanh nghiệp nhà nước?
Ông Huỳnh Thế Du: Thực ra nếu chúng ta nhìn vào tiến trình CPH thì có thể nhận thấy có rào cản rất lớn về lợi ích và mục tiêu. Khi CPH, nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực xã hội sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ai là người mất nhiều nhất, đó là những người quản lý các DNNN, những người điều hành trực tiếp DN đó. Khi CPH thì những quyền lợi, đặc ân của những người đó sẽ giảm đi. Đây là rào cản lớn nhất trong tiến trình CPH.
Điều thứ 2, có một trục trặc khác xảy ra là lâu nay chúng ta cứ muốn Nhà nước giữ lượng cổ phần chi phối nào đó, ví dụ như trên 50% chẳng hạn. Việc giữ thị phần chi phối ở mức nào đó có một số ý nghĩa của nó. Chúng ta biết rằng, việc nắm giữ cổ phần từ 49% lên 51% là khác nhau, lên 51% là có quyền quyết định. Một ai đó đã nắm khoảng 30-40% cổ phần của DN, họ chỉ cần mua thêm một ít cổ phần nữa lên 51% thì họ sẽ có quyền quyết định, lúc đó 49% còn lại trở thành thiểu số.
Đến lúc đó Nhà nước nắm giữ 49% lại xảy ra trục trặc khác. Về cơ bản người nắm 51% sẽ giữ quyền quyết định, nên người ta có thể sử dụng các cách thức khác nhau để chuyển nguồn lực, lợi ích của DN hiện tại thành lợi thế của họ. DN thực chất mua bán chỉ còn cái vỏ, cơ bản 49% vốn Nhà nước không còn tác dụng gì nữa cả.
Khi tiến trình CPH, tôi cho rằng còn một bước rất quan trọng là không thể cho phép người đã nắm 45% mua thêm quá 5%, mà phải có cơ chế đảm bảo toàn bộ phần vốn còn lại được bán đi thông qua quá trình đấu giá công khai, hoặc đảm bảo có một số người có thể mua đảm bảo cân bằng trong DN thì mới tạo ra quá trình phát triển lành mạnh. Nếu không sẽ có sự thất thoát của vốn, thất thoát nguồn lực Nhà nước.
Đấy là chưa kể có rất nhiều vấn đề sân sau ở trong đó, ví dụ như một DNNN rất lớn, người ta chỉ CPH một số bộ phận nhỏ, nhưng những bộ phận đó tạo ra nguồn lực, tạo ra doanh thu, tạo ra giá trị chính của DN, thì cái đấy chả khác gì sân sau hay lợi ích nhóm trá hình.
PV: Thưa ông, trong trường hợp một DN nào đó họ chỉ mua số % để đạt 51% thì liệu rằng 49% còn lại của Nhà nước có khó bán hay không?
Ông Huỳnh Thế Du: Đương nhiên là khó bán. Bởi như tôi vừa nói, bản chất của DNNN là "cha chung không ai khóc". Chúng ta không tìm được nguời đại diện vốn chủ sở hữu của DNNN. DNNN có những lợi ích chồng chéo trong đó, người đại diện có khi còn đứng về phía 51%. Lúc đó sẽ có nhiều người muốn mua được 51% và 49% còn lại sẽ vẫn là của Nhà nước. Bởi của Nhà nước thì không ai có tiếng nói cả và lúc đấy người đó có toàn quyền quyết định. Đó là một thách thức rất lớn đối với tiến trình CPH.
PV: Hiện nay nhiều DN đã thực hiện CPH xong theo nguyên tắc phải đưa về SCIC, nhưng lại không đưa về, ông thấy việc đó có khó khăn gì hay không?
Ông Huỳnh Thế Du:Góc nhìn của tôi rất đơn giản, đó là góc nhìn lợi ích. Khi một đơn vị trực thuộc bộ, ngành thì có chồng chéo tầng tầng lớp lớp các lợi ích ở trong đó. Bây giờ nếu chuyển từ các bộ chủ quản, các ngành chủ quản sang SCIC thì cũng như chúng ta nói về động cơ CPH DNNN, nếu đẩy nhanh tiến trình này thì họ sẽ được gì, còn nếu cứ chây ì giữ lại thì lợi ích của họ vẫn còn.
Ở đây chúng ta phải giải quyết câu chuyện lợi ích. Giải quyết phải bằng những quyết định dứt khoát, chứ còn để tự nguyện hoặc để những người điều hành DN tự đẩy nhanh tiến trình CPH thì điều đó không xảy ra, đi ngược với nguyên tắc của lợi ích.
PV: Thưa ông, để đẩy nhanh tiến trình CPH thì cần tháo gỡ những nút thắt nào?
Ông Huỳnh Thế Du:Chúng ta vừa đề cập đến câu chuyện lợi ích. Câu chuyện CPH là phải cho người bên ngoài làm việc đó, hoặc là thành lập ra ban gọi là ban CPH. Vai trò quyết định là những người không liên quan trực tiếp đến DN đó để đẩy nhanh tiến trình CPH.
Còn những người trong DN đó cũng có thể là thành viên của ban, nhưng họ không phải là nhân vật quyết định. Còn nếu họ là nhân vật quyết định họ sẽ chây ì mãi, bởi chả ai tự đi "bắn vào chân mình", chả ai tự đi đẩy cái tiến trình mà làm cho lợi ích của họ giảm đi.
PV: Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư (ghi)
相关推荐
-
Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
-
Công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất
-
Tham vấn xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
-
Tập trung vào các giải pháp công nghệ mới trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa
-
Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
-
5S trở thành thực chất và ý thức tự giác!
- 最近发表
-
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về đo lường chất lượng hàng hóa tại Hậu Giang
- Nestlé Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm thứ 5 liên tiếp
- Cơ sở sản xuất thuốc, mỹ phẩm hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn
- Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- Chiến lược tổng lực 'phủ xanh' Việt Nam của GSM truyền cảm hứng cho cộng đồng
- Sun Group khánh thành Bệnh viện Mặt Trời tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam
- Thống nhất tiêu chuẩn xây dựng hoàn thiện tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc
- Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn Lean tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú
- 随机阅读
-
- Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- Yên Bái: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hành chính công thông qua việc áp dụng ISO 9001:2015
- Xác định hiệu suất năng lượng của máy sấy quần áo theo TCVN 13974:2024
- 10 vấn đề mà cán bộ, đảng viên cần thận trọng và đề phòng
- Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- Tiêu chuẩn TCVN 13950
- Trao đổi, thảo luận về định hướng triển khai hoạt động công nhận của Việt Nam trong thời gian tới
- Phát triển chuẩn đo lường quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Ban hành bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng dành cho camera giám sát bảo vệ dữ liệu người dùng
- Hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam và Đài Loan
- Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Phú Yên hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng để phát triển bền vững
- ‘Khe hở’ của thị trường TPCN cần phải siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Người làm báo lan tỏa tinh thần STAMEQ
- Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- An toàn phòng cháy chữa cháy – Tiêu chí hàng đầu khi chọn nơi an cư
- Bắc Giang: Đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra về chất lượng hàng đóng gói sẵn
- Đà Nẵng triển khai Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2024 tới cộng đồng doanh nghiệp
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Tạm dừng tổ chức sát hạch lái xe
- Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID
- Thủ tướng trao phần thưởng cao quý cho Binh đoàn 12
- Hải Phòng tuyên dương, khen thưởng 210 gia đình văn hóa tiêu biểu
- Đề nghị xử nghiêm vụ bố đẻ bạo hành con gái 6 tuổi
- Tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” là gia đình y bác sĩ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, động viên công nhân, người lao động
- Lấy sức mạnh của khoa học, công nghệ đưa Tây Bắc phát triển
- Chùm ảnh: Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ