当前位置:首页 > World Cup

【link bóng đá hôm nay trực tiếp】Tăng giải pháp chống ngập, chủ động ứng phó mưa bão

 Hạng mục kênh phân lũ nhìn từ trên cao

Về Phú Lộc, chúng tôi nghe người dân phấn khởi khi dự án thi công tuyến kênh phân lũ và nạo vét các tuyến mương được khẩn trương triển khai trước mùa bão lũ. Đối với nạo vét tuyến kênh thoát nước dọc Quốc lộ 1A đoạn từ Trường THCS Lộc Trì đến khu tái định cư xã Lộc Trì cũng đã hoàn thành. Đơn vị chức năng cũng triển khai lực lượng nạo vét kênh thoát nước khu vực trước Bệnh viện huyện Phú Lộc và cạnh khu dân cư Từ Dũ; xây dựng cống thoát nước tại nút giao đường Hoàng Đức Trạch và đường 19/5.

Ông Lư Bá Khánh, Trưởng thôn Cao Đôi Xã, xã Lộc Trì chia sẻ, nhiều năm qua, người dân đối mặt không ít nỗi lo khi mùa mưa bão đến. Khi mưa lớn, nước từ thượng nguồn Vườn quốc gia Bạch Mã đổ về nhanh tràn qua gây ngập trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì và một số khu vực lân cận. Đoạn đường này thường bị ngập sâu từ 0,5 đến hơn 1m làm tắc đường trong nhiều giờ, ảnh hưởng đến việc lưu thông trên Quốc lộ. Khi tỉnh có chủ trương cho tiến hành thi công hệ thống thoát lũ khu vực Cầu Hai nhằm khắc phục tình trạng ngập lụt vào mùa mưa lũ ở khu vực này, người dân rất đồng tình và phấn khởi.

Ông Lê Nguyên Vũ, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Lộc cho biết, với tinh thần khẩn trương và quyết tâm lớn, dự án nỗ lực hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2024. Các đơn vị đang thi công khẩn trương để hoàn thành các hạng mục kênh phân lũ trước ngày 30/9, các hạng mục phụ trợ còn lại sẽ hoàn thành trước 30/10 năm nay để kịp thời khắc phục tình trạng bị ngập lụt trên Quốc Lộ 1A, tránh ùn tắc giao thông khi mùa mưa lũ ở Huế thường kéo dài.

Cùng với hệ thống thoát lũ trên, nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ngay từ sớm, UBND huyện Phú Lộc xã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện. Ông Phạm Văn Đào, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, nhờ sẵn sàng các phương án, nên vừa qua, trước thông tin bão số 4 ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, công tác rà soát, ứng phó đều rất chủ động. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện cùng địa phương triển khai lực lượng rà soát, hỗ trợ người dân giằng chống nhà cửa, rào chắn các khu vực xung yếu, nguy hiểm và sẵn sàng di dời dân đến vùng an toàn.

Theo lãnh đạo huyện Phú Lộc, một trong những nỗi lo lớn là sạt lớn đất. Trên địa bàn huyện, sạt lở đất chủ yếu xảy ra ở vùng đồi núi có độ dốc từ 30 - 35 độ dọc theo Quốc lộ 1A như đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Hải Vân, dọc theo Quốc lộ 49B đoạn qua xã Lộc Bình, các khu vực đường vào khu Laguna thuộc xã Lộc Vĩnh, đường đi lên đỉnh Bạch Mã thuộc xã Lộc Trì và các khu vực dân cư sinh sống tại các sườn đồi, núi. Huyện Phú Lộc đã rà soát khu vực dân cư có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, đặc biệt là 14 hộ tại núi Phú Gia (phía bắc đèo Phước Tượng, xã Lộc Tiến), 9 hộ tại thôn Thổ Sơn thuộc xã Lộc Tiến; 17 hộ tại thôn Trung Phước Tượng và thôn Trung An thuộc xã Lộc Trì; 11 hộ dọc tuyến Quốc lộ 49B đoạn qua xã Lộc Bình; 12 hộ tại thôn Bạch Thạch thuộc xã Lộc Điền để có phương án kiên quyết di dời người dân đến vùng an toàn khi mưa bão diễn biến phức tạp. Ngoài ra, về lâu dài, huyện cũng có phương án xây dựng các khu tái định cư để di dời dân đến nơi an toàn trước thiên tai, ngập lụt, sạt lở đất.

Hiện, huyện Phú Lộc cũng sẵn sàng phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm; chuẩn bị vật tư, phương tiện và trang thiết bị sẵn sàng ứng phó thiên tai từ ngày 1/9 - 31/12/2024 với 40 tấn gạo, 200 thùng mỳ ăn liền, 3.000 lít xăng. Mỗi xã, thị trấn dự trữ tại chỗ bình quân 7,86 tấn gạo, 398 thùng mì ăn liền, 3.181 lít nước uống và 2.441 lít xăng, dầu các loại. Trung tâm Y tế huyện, các trạm y tế xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ thuốc chữa bệnh, lực lượng y, bác sĩ, phòng cấp cứu để điều trị bệnh nhân khi thiên tai xảy ra, có phương án chi tiết từng cụm, xã, thị trấn.

分享到: