当前位置:首页 > Thể thao

【cách đánh de miền bắc】Sự trở lại châu Á của Mỹ gặp khó

su tro lai chau a cua my gap kho

Phải dàn trải ở quá nhiều điểm nóng,ựtrởlạichâuÁcủaMỹgặpkhócách đánh de miền bắc chiến lược "trở lại châu Á" của Mỹ bị lu mờ

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn đang giằng co, cuộc chiến giữa Mỹ, châu Âu và Nga liên quan đến các lệnh trừng phạt và các biện pháp trả đũa đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đống tro tàn xung đột giữa Palestine và Israel được nhóm lại, "thùng thuốc súng" Trung Đông bất kỳ lúc nào cũng có thể phát nổ.

Các cuộc khủng hoảng trên thế giới liên tiếp xảy ra, Mỹ không có cách nào "phân thân" để chống đỡ, được chỗ này hỏng chỗ khác, sự sắp xếp toàn cầu của nước này đối mặt với thách thức chưa từng có. Do vậy, chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ sẽ khó có thể tiếp tục.

Từ khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố chiến lược "trở lại châu Á" của nước này tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mở rộng 7-2009, đến năm tiếp theo khi Tổng thống Mỹ Obama có những phát biểu hùng hồn về việc "lãnh đạo châu Á", trọng tâm chiến lược của nước này đã dịch chuyển sang phía Đông. Tính đến nay, Mỹ đã hao tổn công sức 5 năm cho khu vực châu Á.

Tuy nhiên, kết quả thu được lại không như mong đợi, trạng thái mệt mỏi của Mỹ ở khu vực châu Á đã biểu hiện rõ ràng, vị thế "nước lãnh đạo châu Á" không những chưa xác lập được, ngược lại còn khiến dư luận bên ngoài cảm nhận về một nước Mỹ đang ngày càng suy yếu. Chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ đã bước vào ngõ cụt.

Cùng với việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông chính là sự mất cân bằng chiến lược trên thế giới của Mỹ. Đối với Tổng thống Obama, sau vụ tấn công khủng bố 11-9, Mỹ dồn hết công sức vào cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời tiêu hao vô ích quá nhiều tinh thần, sức lực và tài nguyên của cải tại các chiến trường Iraq, Afghanistan, song về chiến lược lại "chểnh mảng" các sự vụ ở châu Á và Tổng thống Obama đã muốn sửa sai.

Tuy nhiên, do chính sách mà Mỹ theo đuổi trên toàn cầu là một loại chiến lược đối kháng, nên chiến lược "trở lại châu Á" và trọng tâm chiến lược truyền thống của Mỹ ngay từ khi bắt đầu đã là một cuộc chơi "một mất một còn". Nếu Mỹ thực hiện "tái cân bằng" ở châu Á nhất định sẽ dẫn đến việc lơi lỏng, mất tập trung ở các khu vực khác, vì thế phạm vi sức mạnh truyền thống của nước này sẽ xuất hiện tình trạng mất cân bằng.

Việc xảy ra khủng hoảng tại Ukraine không phải ngẫu nhiên. Châu Âu là đồng minh lớn nhất của Mỹ, đồng thời cũng là đối tượng "bị hại" lớn nhất trong chiến lược dịch chuyển sang phía Đông của Mỹ. Việc Mỹ tăng cường tập trung vào châu Á đồng nghĩa với việc nước này sẽ ít tập trung vào châu Âu, quan hệ Mỹ-Âu trong tổng thể an ninh quốc tế sẽ yếu đi, khiến cho châu Âu - vốn luôn dựa vào Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai - đến nay không có cách nào thích ứng, đồng thời vô cùng bất mãn với hậu quả địa chính trị, kinh tế, quân sự do việc điều chỉnh chiến lược của Mỹ gây ra.

Trung Đông luôn là khu vực Mỹ đầu tư nguồn lực chiến lược nhiều nhất, cũng bởi vậy nên Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong các công việc ở khu vực này. Sau khi "quay trở lại châu Á", Mỹ ra sức rút khỏi Trung Đông và đây là nguyên nhân trực tiếp khiến khủng hoảng ở khu vực này bùng nổ toàn diện. Tóm lại, sự rút lui của Mỹ đã gây ra tình trạng khủng hoảng lớn nhất ở khu vực này. Chính sách đối với Trung Đông của Tổng thống Obama vấp phải nghi vấn của các bên, do đó Mỹ không thể không "quay trở lại" để dập lửa.

Các điểm nóng trên thế giới hiện nay đều liên quan đến lợi ích cốt lõi của Mỹ, giới phân tích cho rẳng nước này cần phải đầu tư tinh thần, sức lực, của cải tương đối lớn để sửa chữa tình thế nguy cấp "mất cân bằng" này.

分享到: