【kqbd.y】Giấy phép 'con', cách hiểu lệch lạc
Nhiều năm nay,ấyphépconcáchhiểulệchlạkqbd.y người ta hay bàn tán về chuyện giấy phép “con”, trên cácdiễn đàn thông tin đại chúng cũng được nhiều người gọi như vậy, một sốMC của đài truyền hình, đài tiếng nói, các bài viết đăng trên các báoin, báo mạng... cũng đề cập đến ngôn từ này, như vậy, giấy phép “con” làgì? bản chất của nó như thế nào và sự cần thiết của nó trong hệ thốngquản lý của nhà nước ra sao?
Giấy phép hoạt động chuyên ngành = giấy phép “con”?
Theo thông lệ, có “con” thì phải có “bố” hoặc “mẹ”, như vậy, ở đây giấy phép “bố” được người ta ngầm hiểm là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do ngành kế hoạch và đầu tư cấp và được hiểu là “Giấy phép”, đây là một loại “giấy” để doanh nghiệp được tham gia vào thị trường, nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được các nhà sáng lập doanh nghiệp đăng ký đủ thứ, rất nhiều ngành nghề, miễn sao các ngành nghề không bị nhà nước cấm. Đối với các ngành nghề này thuộc nhiều lĩnh vực do nhiều Bộ, Ngành quản lý khác nhau về chuyên môn, kỹ thuật.
Về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... của ngành kế hoạch và đầu tư, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định những tiêu chí thành lập doanh nghiệp và hoạt động của một tổ chức để được cấp giấy chứng nhận, không quy định các điều kiện trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh từng ngành hàng, sản phẩm. Khi có đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, ngành kế hoạch và đầu tư sẽ cấp “một cái giấy” được gọi là “chứng nhận”, có nghĩa là doanh nghiệp “đăng ký” thì được “chứng nhận đăng ký”, và từ đó ra đời một doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp không quy định những tiêu chí, điều kiện hoạt động về chuyên môn từng ngành nghề nên không thể thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng ngành hàng, sản phẩm, việc này thường được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành, Luật chuyên ngành bao giờ cũng đưa ra một số quy định cần thiết để quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi đúng mục tiêu của Đảng và nhà nước nhằm phát triển lành mạnh và bền vững.
Như vậy, cần phải hiểu cho đúng, ngành kế hoạch và đầu tư chỉ quản lý về tổ chức của doanh nghiệp thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp được tham gia thị trường. Các Bộ, Ngành quản lý nhà nước về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cấp giấy phép hoạt động từng lĩnh vực cụ thể để quản lý. Đây là hai việc khác nhau, luôn song song tồn tại như chính sự tồn tại của các Bộ trong Chính phủ, không thay thế được cho nhau nên không thể gọi là Giấy phép “con” được mà phải gọi là giấy phép hoạt động ngành nghề hoặc là Giấy phép hoạt động chuyên ngành.
(Ảnh: Tuổi trẻ) |