发布时间:2025-01-11 11:18:53 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Theo kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành, trong giai đoạn tới định hướng phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Quảng Nam tập trung theo 3 nhóm sản phẩm: sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính, sản phẩm du lịch bổ trợ.
Cụ thể, đối với sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An với thương hiệu “Một điểm đến xanh - 3 trải nghiệm đẳng cấp quốc tế” trên cơ sở khai thác thế mạnh về du lịch văn hoá tham quan di tích, du lịch nghiên cứu văn hóa kết hợp với du lịch trải nghiệm.
Xây dựng và phát triển Hội An thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch, giao lưu quốc tế với các sản phẩm đặc sắc có chiều sâu văn hóa.
Nhóm sản phẩm du lịch chính tập trung phát triển du lịch biển (nghỉ dưỡng, thể thao biển…), du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch sinh thái.
Theo đó, phát triển du lịch biển theo hướng đa dạng, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường khách. Xây dựng các trung tâm hội thảo, hội nghị, trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí và các khu nghỉ dưỡng, sân gôn cao cấp, các công trình thể thao chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế ven biển Điện Bàn - Hội An – Duy Xuyên – Thăng Bình – Tam Kỳ - Núi Thành.
Phát triển mạnh thương hiệu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, đầu tư nâng cấp các hạng mục để đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế.
Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp tham quan, trải nghiệm bản sắc văn hóa cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn gắn với di sản, di tích, lễ hội, làng nghề.
Cụ thể, phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy các giá trị sinh thái biển - đảo, rừng dừa Bảy Mẫu (Cẩm Thanh - Hội An)... cần tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Sông Thanh, Vùng Sâm Ngọc Linh, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, Khu bảo tồn Voọc Chà Vá chân xám (Núi Thành)..., khai thác hệ thống rừng, hồ thủy điện, các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn.
Tiếp tục duy trì, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn đã hình thành như các làng du lịch cộng đồng: Bhơ Hôồng, Đhơ Rôồng (Đông Giang), Đại Bình (Nông Sơn), Mô Chai (Nam Trà My), Cửa Khe (Thăng Bình), xã đảo Tam Hải (Núi Thành), Cẩm Phú- Gò Nổi, Triêm Tây (Điện Bàn), Trà Nhiêu (Duy Xuyên), Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, Làng dệt Zơra (Nam Giang), Làng văn hóa Cao Sơn, Làng Mường (Bắc Trà My), Làng văn hóa du lịch Làng cổ Lộc Yên (Tiên Phước),…
Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các khu vực có tiềm năng.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh: lễ Rước Cộ Bà Chợ Được, lễ hội Văn hóa - Thể thao miền biển (Thăng Bình), cầu ngư (các địa phương ven biển), lễ hội Bà Thu Bồn, Bà Chiêm Sơn, Ngũ xã Trà Kiệu (Duy Xuyên), Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu (Hội An), liên hoan Âm vang Cồng chiêng (Nam Giang), lễ hội Văn hoá Bhoong (Phước Sơn), lễ hội ớt A Riêu (Đông Giang)…
Làng gốm Thanh Hà, Làng mộc Kim Bồng, Làng rau Trà Quế (Hội An), Làng chiếu chẻ Triêm Tây, Làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn), Làng nghề dệt vải, tơ lụa Mã Châu (Duy Xuyên), Làng dệt thổ cẩm Zơra (Nam Giang)…;
Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình), Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh - Chăm Pa (Duy Xuyên), Khu căn cứ Đặc Khu ủy Quảng Đà (Quế Sơn), dinh trấn Thanh Chiêm (Điện Bàn), Khu Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Địa đạo Kỳ Anh, Văn Thánh - Khổng Miếu (Tam Kỳ), Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng (Tiên Phước), Nhà lưu niệm đồng chí Võ Chí Công, Di tích Bàn Than – Hòn Mang - Hòn Dứa (Núi Thành)...
Nhóm sản phẩm bổ trợ như du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ từ dược liệu tại khu vực miền núi phía Tây của tỉnh. Du lịch thực tế ảo, du lịch thông minh, MICE,…
相关文章
随便看看