【câu lạc bộ al nasr】VASEP bàn cách gỡ “thẻ vàng” của EU

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 21:54:45 评论数:

thuy san

VASEP tổ chức hội nghị lấy ý kiến hội viên nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” của EU đối với hải sản Việt Nam. Ảnh Vũ Lê

“Thẻ vàng” gây khó cho DN thủy sản vào thị trường EU

Theàncáchgỡthẻvàngcủcâu lạc bộ al nasro đánh giá của các chuyên gia ngành thủy sản, việc EU giơ “thẻ vàng” đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không hề ảnh hưởng đến các sản phẩm thủy sản nuôi trồng cũng như các lô hàng xuất khẩu hải sản mà chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm khai thác đánh bắt trên biển.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP) cho biết, trong thời gian này, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những tác động nhất định, như: Các lô hàng bị tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với DN Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.

Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đặc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU.

Sau thời gian 6 tháng (từ ngày được cảnh báo 23/10), có ba khả năng xảy ra với Việt Nam: Nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EU với các minh chứng cụ thể, EU có thể dỡ bỏ cảnh báo; nếu việc triển khai các qui định của EU về IUU có tiến bộ, EU có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu; trong trường hợp, các cảnh báo của EU không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EU sẽ giơ "thẻ đỏ" - EU sẽ cấm Việt Nam xuất khẩu hàng hải sản sang thị trường này.

Gỡ nút thắt trong quy định IUU

Tại hội nghị “Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu - hiện trạng và giải pháp” do VASE tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, hiệp hội này vừa kiến nghị các cơ quan quản lý những giải pháp tháo gỡ nút thắt trong quy định IUU về khai thác bất hợp pháp hải sản trên biển.

Hiện nay, mỗi năm các DN Việt Nam nhập khẩu hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy hải sản để chế biến xuất khẩu. Dự báo đến năm 2020, nhập khẩu nguyên liệu sẽ là 2 tỷ USD.

Trước nhu cầu lớn về nguồn nguyên liệu, VASEP đề nghị Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn đến tình trạng các DN tạm nhập tái xuất hay nhập khẩu để tiêu thụ nội địa nhưng không quan tâm đến quy định của IUU, bất chấp nguồn gốc nguyên liệu có hợp pháp hay không.

Bởi lẽ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc EU xem xét thái độ của Việt Nam tích cực trong hợp tác về IUU. Với những tàu nước ngoài vi phạm IUU cập cảng, nếu cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện buộc tái xuất thì cũng bị xử phạt và thông báo cho EU biết, thể hiện sự hợp tác toàn diện IUU quốc tế.

Nhiều ý kiến của DN chế biến thủy sản xuất khẩu cho rằng, để gỡ được “thẻ vàng” của EU thì điều quan trọng là kiểm soát sao cho nguyên liệu IUU không vào được Việt Nam. Hiện EU có dữ liệu đầy đủ về các tàu IUU. Do đó, cơ quan nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng liên hệ với EU để nắm các thông tin này, từ đó có cơ sở kiểm soát chặt chẽ đầu vào, chặn các tàu IUU ngay tại cảng.

VASEP cũng đề nghị, cần điều chỉnh thời hạn giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Cục Thú y (Bộ Y tế) cần xây dựng sổ tay hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu thủy sản để chế biến xuất khẩu sang EU...

Đồng hành cùng VASEP, các bộ, ngành đã nỗ lực đưa ra các giải pháp, cụ thể là Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP cho rằng, dự thảo Thông tư 26 sửa đổi đang bộc lộ nhiều vấn đề chưa phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn cho DN.

Theo dự thảo Thông tư 26 sửa đổi, trong hồ sơ đăng ký kiểm dịch, DN phải có bản sao giấy chứng nhận đánh bắt (C/C) do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu khai thác cấp. Điều này là không thể thực hiện được do quy trình cấp C/C của các nước phải qua rất nhiều khâu, theo đó, phải mất ít nhất 1 tháng DN Việt Nam mới có thể nhận được C/C từ chủ hàng. Thậm chí, chia sẻ của đại diện Công ty TNHH ITOCHU, đôi khi phải mất tới 4 tháng cho quy trình này.

Ông Hoài Nam cho rằng, quy định này còn bất cập, vì Luật Thủy sản chỉ quy định việc xác nhận nguyên liệu thủy sản, chứng nhận sản phẩm thủy sản khi có yêu cầu chứ không bắt buộc với tất cả các thị trường xuất khẩu. Quy định của EU cũng chỉ yêu cầu DN nộp C/C khi nhập hàng vào EU chứ không cần nộp vào thời điểm nhập hàng vào Việt Nam.

Từ những lý do trên, VASEP kiến nghị sửa đổi Thông tư 26 theo hướng không yêu cầu DN nộp C/C trong hồ sơ kiểm dịch động vật thủy sản. Thay vào đó, DN có thể cung cấp giấy chứng nhận của thuyền trưởng hoặc giấy xác nhận của người bán. DN sẽ nộp C/C cho Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) khi đăng ký xuất khẩu lô hàng.

Đối với những lô nguyên liệu nhập khẩu không có H/C do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp thì cho phép cơ quan thẩm quyền Việt Nam tiến hành lấy mẫu kiểm tra, phân tích rồi cấp H/C để DN được nhập khẩu vào Việt Nam./.

Vũ Lê