【nhận định seria】Hàng loạt rạp chiếu phim nhà nước chật vật duy trì hoạt động

时间:2025-01-10 09:44:58 来源:Empire777

rap

Rạp chiếu phim Ngọc Khánh ngày càng vắng khách. Ảnh: H.Q

Rạp chiếu phim nhà nước "lép vế"

Theàngloạtrạpchiếuphimnhànướcchậtvậtduytrìhoạtđộnhận định seriao thống kê, hiện nay, trong số hơn 50 cụm rạp tại các thành phố lớn trên cả nước, rạp chiếu phim liên doanh với nước ngoài chiếm tới 80% thị phần, 20% còn lại là của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và rạp do nhà nước quản lý. Sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống rạp chiếu phim tư nhân, đã khiến cho hệ thống rạp nhà nước đang mất dần thị phần và phải chật vật để có thể duy trì hoạt động.

Tháng 11/2015, rạp Dân Chủ (Hà Nội) đã tuyên bố ngừng hoạt động. Điều này làm người yêu điện ảnh Thủ đô, đặc biệt là những người gắn bó với rạp không khỏi nuối tiếc, bởi với họ, Dân Chủ không chỉ là rạp chiếu phim đơn thuần mà nó còn là những kỷ niệm, ký ức của một thời tuổi trẻ khi đất nước đang khó khăn.

Bà Trần Thị Sứ sống tại phố Khâm Thiên (Hà Nội) cho biết: “Đây là nơi mà tuổi thơ chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm. Ngày xưa mỗi lần đến rạp, chúng tôi phải xếp hàng chờ mua vé. Việc mua vé cũng không dễ dàng, nhiều hôm xếp hàng cả buổi tối, không có vé lại về, chờ đến ngày hôm sau. Nhưng nhớ nhất là những hôm trời mưa, rạp bị dột đang chiếu phim phải dừng lại. Đến ngày hôm sau, mọi người lại đến rạp để xem nốt phim, dù vậy nhưng chúng tôi vẫn rất háo hức”.

Rạp Dân Chủ có 326 ghế, không gian nhỏ hẹp, nơi đây thiếu bãi gửi xe và các dịch vụ đi kèm… Vì thế, cho dù luôn cập nhật phim mới nhưng lượng khách đến đây vẫn thường thưa vắng. Theo đơn vị quản lý rạp, Cinema 1 Việt Nam thì việc kinh doanh không hiệu quả trong suốt thời gian dài đã khiến cơ quan này dừng hoạt động của rạp.

Khó khăn của rạp Dân Chủ cũng là những khó khăn chung mà các rạp do nhà nước quản lý đang gặp phải. Khoảng chục năm trước, rạp Ngọc Khánh thuộc Viện phim Việt Nam luôn là điểm đến yêu thích của cả người lớn và giới trẻ. Tuy nhiên, từ vài năm nay, rạp thường thưa vắng khách. Ngoài hoạt động chiếu phim phục vụ nghiên cứu thì tầng 1 của rạp đã cho các đơn vị thuê làm quán ăn, quán café nhằm có kinh phí duy trì hoạt động.

Ông Nguyễn Xuân Dư, Phó Viện trưởng Viện Phim Việt Nam cho biết: “Mặc dù chúng tôi cũng tổ chức chiếu hàng ngày nhưng số lượng người xem suy giảm, vì cơ sở vật chất xuống cấp, không bắt được xu thế công nghệ máy chiếu như hiện nay. Đặc biệt, hiện nguồn phim mới để chiếu tại rạp rất hạn chế, đây cũng là điều khiến khán giả không mặn mà với rạp, dù giá vé có thấp hơn hẳn so với các đơn vị tư nhân và liên doanh nước ngoài".

Thống kê của Cục Điện ảnh cho thấy, hiện cả nước có 58 rạp đang hoạt động, với 103 phòng chiếu do nhà nước quản lý, 34 rạp với 138 phòng chiếu của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên có tới 46 rạp và 269 phòng chiếu của các đơn vị liên doanh với nước ngoài. Trong đó chiếm số lượng lớn nhất là CJ-CGV Hàn Quốc với 32 cụm rạp, 196 phòng chiếu, sau đó tới hệ thống rạp của Lotte, Platinum....

Các rạp liên doanh thường sở hữu nhiều vị trí vàng khi ở trung tâm của Thủ đô, nằm trong tổ hợp của các trung tâm thương mại, giải trí nên thuận tiện cho người dân. Ngoài ra, các rạp này còn được đầu tư hệ thống công nghệ chiếu phim hiện đại, nguồn phim cập nhật, phong phú cả trong nước và quốc tế. Vì thế, giá vé ở đây dù luôn cao hơn hẳn so với những rạp chiếu khác nhưng vẫn thu hút số lượng lớn khán giả.

Cần chủ động “vượt rào”

Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, thị trường rạp chiếu phim là một sân chơi tiềm năng và công bằng cho các chủ đầu tư nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, chính các rạp nhà nước đã tự đánh mất cơ hội kinh doanh của mình. Do đó, cổ phần hóa các rạp chiếu là việc làm cần thiết.

“Nên được cổ phần hóa ngay lập tức các rạp chiếu, nhà nước phải xác định rạp chiếu ấy, tôi giao rạp chiếu ấy cho anh, tôi tính khoản tiến của nhà nước đầu tư vào đấy đầu tư là bao nhiêu, giá trị cổ phần nhà nước là bao nhiêu, của các anh là bao nhiêu, các anh phải duy trì nó nếu không tôi sẽ thu hồi giao cho người khác”, bà Nhã chia sẻ

Cùng chung quan điểm này, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho rằng: “Có thể các rạp chiếu vẫn thuộc quyền quản lý của nhà nước nhưng sẽ giao cho họ quyền tự thu, tự chi, khi đó họ sẽ phải lo tìm ra cách kể cả chuyện cho mở nhà hàng, quán café tầng dưới, chiếu phim tầng trên để lấy nguồn thu".

Làm thế nào để người dân thích xem phim, việc này lại không phải của các chủ đầu tư, các rạp mà vấn đề là chính sách nhà nước nâng cao dân trí về điện ảnh. “Trong trường phổ thông chúng ta dạy trẻ con cả văn học, hội họa, âm nhạc nhưng chúng ta chưa hề dạy điện ảnh. Giáo dục cộng đồng là một việc làm tốt để tạo nền tảng xã hội giúp cho các rạp chiếu phim tồn tại được”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho hay.

Rạp chiếu phim quốc gia là một trong số những đơn vị hiếm hoi của nhà nước hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua. Theo ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm chiếu phim quốc gia, rạp đã chủ động “vượt rào” để hợp tác với các tổ chức bên ngoài nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng thu hút khách. Nếu như từ năm 2008 chỉ với 500 lượt khách, doanh thu là 17 tỷ đồng thì nay rạp đã đạt mức doanh thu 150 tỷ đồng với hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Tuy nhiên, điểm sáng của rạp chiếu phim quốc gia không làm rõ hơn bức tranh ảm đạm của thị trường rạp chiếu phim do nhà nước quản lý. Việc phải xóa sổ hàng loạt rạp sẽ thực sự là điều đáng tiếc, nhưng nếu không đầu tư thì đây lại trở thành nguồn lãng phí lớn cho nhà nước. Sự chủ động của các đơn vị có lẽ là cần thiết hơn cả trong lúc này thay vì phải nằm chờ cơ chế chính sách, đợi vốn tài trợ từ Nhà nước./.

Hồng Quyên

推荐内容