“Một người có thể ăn sáng ở Kuala Lumpur, thưởng thức bữa trưa ở Singapore, và quay trở về vào bữa tối ở Kuala Lumpur”, Tổng thống Malaysia Najib Razak nói trong một buổi họp báo.
Singapore và Malaysia đã ký kết một thỏa thuận vào hôm thứ Ba vừa qua về việc xây dựng tàu tốc độ cao giữa hai nước từ nay đến năm 2026. Tàu ‘viên đạn’ này có thể rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa hai nước từ 5 tiếng hiện tại xuống chỉ còn 90 phút.
“Một người có thể ăn sáng ở Kuala Lumpur, thưởng thức bữa trưa ở Singapore, và quay trở về vào bữa tối ở Kuala Lumpur”, Tổng thống Malaysia Najib Razak nói trong một buổi họp báo.
Lãnh đạo hai nước đã tuyên bố vào năm 2013 rằng đường ray có thể sẽ được xây dựng xong vào cuối thập kỷ, và Tổng thống Najib đã gọi đó là một sự “thay đổi cục diện cuộc chơi”, làm thay đổi hoàn toàn cách hai người hàng xóm này giao thương với nhau.
Năm ngoái, Singapore và Malaysia đã nói rằng họ sẽ phải đánh giá lại mục tiêu hoàn thiện dự án vào năm 2020 vì quy mô và độ phức tạp của nó.
Đại diện của Tổng thống Lý Hiển Long phát biểu vào thứ Hai: “Tàu cao tốc là dự án song phương chủ chốt của cả hai quốc gia. Cam kết của chính phủ hai nước với dự án này là sự phản ánh của mối quan hệ song phương bền chặt và những nỗ lực không ngừng để tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ. Khi được hoàn thành, tàu cao tốc sẽ thúc đẩy kết nối, thắt chặt sợi dây kinh tế và tăng cường gắn kết giữa người dân hai nước”.
Dự án tàu cao tốc này cũng thách thức các hãng hàng không giá rẻ như AirAsia và Tiger Airway, hiện nay đang đưa hành khách từ Singapore đến Kuala Lumpur trong một giờ.
“Ngành công nghiệp hàng không của Singapore và Malaysia hiện đang đứng trong nhóm đầu về khối lượng vận chuyển của khu vực”, John Mathai – nhà phân tích vận tải của Bloomberg Intelligence phát biểu. “Một tàu cao tốc có thể phục vụ một phần trong số khách hàng này, giúp giảm tắc nghẽn tại các sân bay”.
Dự án này hiện nay đang thu hút sự quan tâm của các ông lớn ngành đường sắt của Trung Quốc như CRRC, của Nhật Bản như Hitachi và Hãng công nghiệp nặng Mitsubishi, cùng cạnh tranh với các nhà sản xuất của Châu Âu như Siemens AG và Bombardier.
Các quốc gia Châu Á đang đầu tư vào hiện đại hóa hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống tàu viên đạn, mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Trong khi Trung Quốc đang thiết lập hệ thống tàu cao tốc lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã cho hoạt động tàu "viên đạn" được hơn 5 thập kỷ. Indonesia và Ấn Độ cũng đang triển khai các dự án tương tự với giá trị lần lượt là 5 tỷ USD và 15 tỷ USD./.
Ngọc Trang (Theo Bloomberg)