当前位置:首页 > Cúp C2

【bong da thanh hoa】Bảo lãnh thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu: Mô hình nào phù hợp với Việt Nam?

HQ BD

Cán bộ Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra thực tế hàng nhập khẩu.

Vấn đề đặt ra hiện nay từ kinh nghiệm quốc tế,ảolãnhthôngquanhànghóaxuấtnhậpkhẩuMôhìnhnàophùhợpvớiViệbong da thanh hoa Việt Nam có thể học hỏi, lựa chọn mô hình nào thích hợp với độ mở và yêu cầu phát triển của nền kinh tế và hoạt động XNK của doanh nghiệp (DN)...

Nhiều dư địa để phát triển bảo hiểm bảo lãnh

Ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục QLGSBH Bộ Tài chính cho biết, đơn vị đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng và hoàn thiện đề án BLTQ.

Cụ thể, Cục QLGSBH cùng với Tổng cục Hải quan và GATF đã tổ chức 6 phiên làm việc, hội thảo về hệ thống BLTQ với các bộ, ngành, DN XNK và DN kinh doanh bảo hiểm (BH). Cục QLBH đã có văn bản đề nghị các DNBH nghiên cứu nghiệp vụ BH bảo lãnh, trường hợp chưa đăng ký kinh doanh nghiệp vụ BH bảo lãnh và có nhu cầu triển khai kinh doanh nghiệp vụ BH bảo lãnh, DN BH thực hiện mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định.

Trong quý II/2019, Cục QLGSBH cũng đã tham gia hội thảo đóng góp ý kiến cho đề án BLTQ do Tổng cục Hải quan và GATF chủ trì tổ chức. Đặc biệt từ ngày 13 đến 17/5/2019, Cục QLGSBH tham dự đợt làm việc tập trung do Tổng cục Hải quan tổ chức để thống nhất xây dựng nội dung chi tiết trong bộ hồ sơ trình Chính phủ và Quốc hội đề án BLBQ tại Huế.

Theo GATF, tại Hoa Kỳ BLTQ sẽ giảm chi phí hành chính từ 0,1 - 0,5%, giảm chi phí thông quan từ 0,5 - 0,8% trị giá lô hàng, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%.



Tại Việt Nam hiện có 9 DN BH, chi nhánh nước ngoài được phép kinh doanh BH bảo lãnh. Thị trường BH bảo lãnh còn rất tiềm năng. Đơn cử, năm 2018, doanh thu phí BH gốc nghiệp vụ này đạt 48,8 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng phí bảo hiểm toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tăng 74% so với năm 2017.

Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay nhiều nước thực hiện BLTQ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc. Mặc dù vậy, với Việt Nam, BLTQ mới ở những bước tiếp cận ban đầu. BLTQ chỉ được sử dụng trong trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp (bao gồm hàng hóa XNK thuộc đối tượng chịu thuế và hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất) hoặc tiền phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan. Như vậy, về phạm vi bảo lãnh ở Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước, mới chỉ áp dụng trong việc bảo lãnh nộp tiền thuế, tiền phạt và chỉ có các ngân hàng thương mại được đứng ra bảo lãnh. Cơ hội cho loại hình BLTQ là rất rộng mở…

Mô hình của Hoa Kỳ nhiều ưu điểm

Đề cập đến triển khai xây dựng, hoàn thiện đề án BLTQ, ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho hay, dự thảo đề án BLTQ được cơ quan hải quan tiếp tục xây dựng hoàn thiện trong những tháng cuối năm 2019. Cơ quan hải quan đã tiếp cận và lựa chọn, bước đầu xác định được một số mục tiêu cốt lõi của đề án BLTQ.

Qua nghiên cứu cơ quan hải quan nhận thấy, mô hình BLTQ của Hoa Kỳ có nhiều ưu điểm có thể áp dụng tại Việt Nam, để trở thành một công cụ hữu hiệu trong tạo thuận lợi thương mại XNK..

Qua gần 80 năm phát triển, hệ thống BLTQ của Hoa Kỳ là hệ thống tiên tiến nhất. BLTQ của Hoa Kỳ không chỉ bảo lãnh về thuế, phí mà còn bảo lãnh tất cả các nghĩa vụ chuyên ngành khác liên quan áp dụng trên lô hàng. Ở đó, tất cả các lô hàng nhập khẩu thương mại có trị giá từ 2,5 USD trở lên đều phải nhập khẩu dưới một hình thức BLTQ hoặc một hình thức đảm bảo phù hợp khác. Nhìn chung, với mức này, hầu như mọi lô hàng nhập khẩu thương mại vào Hoa Kỳ đều phải có BLTQ.

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) yêu cầu bảo lãnh để đảm bảo rằng nhà nhập khẩu hoặc bất kỳ bên liên quan nào trong lĩnh vực nhập khẩu sẽ tuân thủ mọi quy định của hải quan, cũng như của các cơ quan khác. Bảo lãnh phục vụ như một công cụ bảo vệ thực thi của các cơ quan chức năng, bảo đảm cả việc nộp thuế phí và tuân thủ với luật định liên quan.

BLTQ sẽ đảm bảo cho tất cả các nghĩa vụ của nhà nhập khẩu xuyên suốt toàn bộ quá trình nhập khẩu hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kiểm tra sau thông quan và các hoạt động thanh tra, kiểm tra khác để xác định tính chính xác của mã HS hay tính phù hợp của giấy chứng nhận xuất xứ - là những yếu tố có thể dẫn đến mức thuế tăng thêm. Ngay cả trong trường hợp nếu nhà nhập khẩu biến mất hoặc mất khả năng thanh toán cho CBP, công ty BH sẽ đứng ra thanh toán theo bảo lãnh. Nghĩa vụ chấm dứt khi CBP thanh lý tờ khai nhập khẩu.

Hải Linh

分享到: