Sau hơn 2 tháng từ khi hai anh em Lê Ngọc Thuận (anh) và Lê Ngọc Thưởng (em),ộđộcbotuliumđượcchuyểnvềHậuGiangđiềutrịNgườianhđchuyểnbiếntốty le keo cup c1 quê ở thành phố Vị Thanh, bị ngộ độc botulium được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang tiếp tục trị liệu, đến nay người anh đã có chuyển biến tốt.
Bệnh nhân Thuận đã dần phục hồi sức cơ, vận động đi lại, tự sinh hoạt được.
Kết quả từ sự tận tình chăm sóc, điều trị
Bệnh nhân Lê Ngọc Thuận vừa được Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chuyển tiếp tục điều trị tại Khoa Nội tổng hợp sau khi tình trạng sức khỏe đã chuyển biến tốt. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Vũ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, cho biết: “Bệnh nhân Thuận đã không còn phải thở máy, vận động được nên chúng tôi chuyển đến Khoa Nội tổng hợp để tiếp tục điều trị. Ngày 8-6, chúng tôi tiếp nhận 2 bệnh nhân chuyển viện về trong tình trạng liệt tứ chi, liệt thần kinh cơ, suy hô hấp. Các bác sĩ khoa đã tích cực điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc, thở máy, nuôi dưỡng và phối hợp Khoa Y Dược cổ truyền tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân. Suốt hơn 2 tháng qua, dù lần đầu tiên chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc botulium, nhưng với sự nỗ lực của các y, bác sĩ, kỹ thuật viên đã cải thiện được vận động cho bệnh nhân Thuận”.
Sự hồi phục bước đầu này là niềm vui khó tả của cha mẹ 2 bệnh nhân. Bà Đoàn Thị Khoa, mẹ của bệnh nhân, bộc bạch: “Thấy con trai lớn có thể cai máy thở, tự đi đứng, vận động được, bắt đầu ăn uống được vợ chồng tôi rất mừng, khó thể diễn tả hết bằng lời”.
Sau gần 3 tháng cùng 2 con ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang điều trị, sự hồi phục của anh Thuận bước đầu cho gia đình niềm tin, hy vọng để có thêm sức mạnh tinh thần tiếp tục việc điều trị trong những ngày tiếp theo. Bà Khoa tâm sự: “Ở Bệnh viện Chợ Rẫy và cả Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, y, bác sĩ đều tận tình, chăm sóc điều trị tốt cho con tôi. Ngoài điều trị bệnh, cả 2 bệnh viện cũng đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ để gia đình có thêm chi phí trang trải trong quá trình điều trị. Dù trước mắt chưa biết việc điều trị sẽ kéo dài đến bao lâu, nhưng nhờ có sự tận tình, giúp đỡ của y, bác sĩ, bệnh viện, vợ chồng tôi có thêm niềm tin, an tâm trị bệnh cho con”.
Song tình trạng sức khỏe của Thưởng (người em) đến nay tỉnh táo, gọi biết, nhưng chưa thực hiện được y lệnh hay vận động đơn giản, vẫn tiếp tục thở máy. Bác sĩ Vũ cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chăm sóc điều trị tích cực cho người em, còn người anh sau một thời gian nữa điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, khả năng sẽ được xuất viện”.
Trước đó, ngày 13-5, anh Lê Ngọc Thuận và Lê Ngọc Thưởng quê thành phố Vị Thanh đang đi làm nghề vá lốp xe lưu động tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) thì có những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt… sau đó đưa vào bệnh viện thì bị ngộ độc botulinum.
Làm gì để phòng ngộ độc botulium ?
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Vũ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, ngộ độc botulium rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong môi trường thiếu oxy, chẳng hạn như trong đất, bùn, chất thải và thức ăn hỏng.
Bác sĩ Vũ cho biết: “Có 2 con đường truyền dẫn đến ngộ độc botulium, gồm qua đường tiêu hóa và qua nhiễm trùng các vết thương ngoài da. Ngộ độc qua đường tiêu hóa khi bệnh nhân ăn phải thịt, cá đóng hộp không đảm bảo an toàn thực phẩm, để lâu ngày trong thực phẩm phát sinh vi khuẩn Clostridium botulinum. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, hấp thu vào máu gây ra các triệu chứng ngộ độc từ nhẹ đến nặng. Ngộ độc nhẹ bệnh nhân có thể có các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, đau bụng, tiêu chảy, yếu liệt cơ. Ngộ độc mức độ nặng bệnh nhân bị liệt toàn bộ các cơ, suy liệt cơ mi mắt, liệt cơ hô hấp,... có thể tử vong. Ngộ độc qua nhiễm trùng các vết thương ngoài da do khi bị các vết thương ngoài da bởi các vật trong môi trường nhiễm bẩn, dơ và không được vệ sinh, xử lý vết thương đúng cách, lâu ngày cũng có khả năng nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc”.
Để chủ động phòng ngộ độc botulium, theo khuyến cáo của bác sĩ Vũ, mọi người khi sử dụng thực phẩm đóng hộp cần chọn nơi sản xuất có uy tín, có nhãn mác rõ ràng. Trước khi ăn quan sát thực phẩm có mùi hay màu sắc lạ, khác thường hay không, nên nấu chín thực phẩm trên 10 phút trước khi ăn. Ngoài ra, khi có vết thương cần quan tâm sát khuẩn, vệ sinh đúng cách để phòng tránh hiệu quả ngộ độc botulium.
Trước đó, ngày 13-5, anh Lê Ngọc Thuận và Lê Ngọc Thưởng quê thành phố Vị Thanh đang đi làm nghề vá lốp xe lưu động tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) thì có những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, tiêu chảy… sau đó đưa vào bệnh viện thì phát hiện bị ngộ độc botulinum. Đến ngày 8-6, hai bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang điều trị đến nay… |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM