游客发表
发帖时间:2025-01-25 21:06:27
Cùng với mức sụt giảm mạnh mẽ của thị trường,ứngkhoántuầnDòngvốntổngthểđangcohẹplạkết quả bóng đá ý đêm qua dòng vốn tổng thể đang dần co hẹp lại và đáng ngại nhất là hoạt động rút vốn mạnh mẽ hiếm có của nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn 1.100 tỷ đồng rút khỏi thị trường
Tính chung tất cả các giao dịch cổ phiếu qua khớp lệnh và thỏa thuận của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 tuần nói trên, đã có 1.166,5 tỷ đồng được rút khỏi thị trường. Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh – các giao dịch bán thẳng tác động lên giá – mức vốn rút ra khoảng 812,8 tỷ đồng.
Trong phần vốn tổng thể bị rút ra này, có những cổ phiếu bị rút kinh hoàng nhất như MSN, VIC, VCB và HAG. Chẳng hạn MSN bị bán ròng tổng cộng 717,6 tỷ đồng trong 4 tuần liên tiếp. VIC bị bán ròng 221,5 tỷ, HAG bị bán ròng gần 91 tỷ, VCB bị bán ròng 93,3 tỷ. Ngoài ra một vài giao dịch bán ròng đơn lẻ nhưng đột biến tại GAS, VNM, HHS.
Dĩ nhiên vẫn có dòng vốn chảy vào thị trường nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều so với mức độ bán ra. Đặc biệt, áp lực nghiêng mạnh về phía bán trực tiếp qua các giao dịch khớp lệnh. Con số hơn 800 tỷ đồng rút ròng qua phương thức giao dịch này là bằng chứng rõ nhất.
Hoạt động rút vốn quá lớn và quá tập trung vào các giao dịch khớp lệnh đã dẫn đến áp lực giá khổng lồ lên các blue-chips. Điều đó đã dẫn đến một nhịp giảm mạnh trên thị trường, nhất là ở chỉ số HSX30. VN-Index từ đỉnh 617,93 điểm xuống 571,62 điểm, tương đương điều chỉnh 7,5%. Trong khi đó tính từ đỉnh tương ứng, HSX30 điều chỉnh gần 8,2%.
Không thể đổ lỗi riêng cho nhà đầu tư nước ngoài trong xu thế giảm nối trên, nhưng khối ngoại là một nguyên nhân quan trọng. Việc giao dịch mua bán diễn ra là điều bình thường, điểm khác thường có chăng là đợt bán dồn dập như thể đang xuất hiện những lo ngại lớn trên thị trường.
Hoạt động này có thể chỉ là sự cơ cấu danh mục thông thường, có mua thì có bán ra, có điều chuyển mục đích đầu tư. Như VNM chẳng hạn, không thể đánh đồng việc một cổ phiếu tốt nghĩa là không thể bán ra. Xét cho cùng, đầu tư cũng là để thu lợi và khi lợi nhuận đủ hấp dẫn, hiện thực hóa thành tiền mặt là điều dễ hiểu.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức tăng (%) |
CIG | 1.2 | 1.6 | -25 | PTC | 9.6 | 7.3 | 31.51 |
SHI | 13.4 | 16.7 | -19.76 | AGM | 12.1 | 10.1 | 19.8 |
HAS | 4.2 | 4.9 | -14.29 | DHM | 4.3 | 3.6 | 19.44 |
SII | 27.5 | 32 | -14.06 | PNC | 13.1 | 11.2 | 16.96 |
LCM | 1.8 | 2 | -10 | TDW | 26.1 | 22.5 | 16 |
BVH | 49.5 | 55 | -10 | ELC | 24.4 | 21.3 | 14.55 |
DTL | 5.8 | 6.4 | -9.37 | SRC | 37.9 | 33.4 | 13.47 |
PTK | 1 | 1.1 | -9.09 | CCL | 3.4 | 3 | 13.33 |
HTL | 150 | 164 | -8.54 | DTT | 8 | 7.2 | 11.11 |
KSS | 1.1 | 1.2 | -8.33 | PTB | 73 | 67.5 | 8.15 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức tăng (%) |
C92 | 15.6 | 21 | -25.71 | ALT | 15 | 11 | 36.36 |
VC3 | 18.5 | 24.8 | -25.4 | PSC | 14 | 10.9 | 28.44 |
OCH | 13 | 16.8 | -22.62 | SDN | 28.6 | 22.7 | 25.99 |
MCC | 13 | 16.2 | -19.75 | DPC | 28.5 | 23 | 23.91 |
BHT | 3.1 | 3.7 | -16.22 | TV3 | 27.6 | 22.5 | 22.67 |
NDN | 11 | 13.1 | -16.03 | TVC | 14.9 | 12.3 | 21.14 |
SPI | 2.6 | 3 | -13.33 | KHB | 3.6 | 3 | 20 |
DPS | 16.5 | 19 | -13.16 | SJC | 6.6 | 5.5 | 20 |
THB | 23.5 | 26.9 | -12.64 | DST | 11.8 | 9.9 | 19.19 |
NHC | 28 | 32 | -12.5 | TXM | 8.5 | 7.2 | 18.06 |
Những lo ngại vĩ mô
Có sự quan tâm nhất định giữa động thái bán ra liên tục của nhà đầu tư nước ngoài với khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hướng tới việc tăng lãi suất đồng USD trong kỳ họp giữa tháng 12 tới.
Ở thời điểm tháng 9, khi FED đứng trước cơ hội tăng lãi suất, thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm mạnh và khi đó, nhà đầu tư cho rằng đó là phản ứng trước của khả năng lãi suất tăng. Tuy nhiên sau khi FED hoãn tăng sang tháng 12, thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu lại tăng trở lại. Điều đó chứng tỏ giới đầu tư vẫn phản ứng ngắn hạn theo các dự đoán chính sách.
Vậy nếu như FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 12, không có lý do gì làm giảm khả năng thị trường chứng khoán sẽ lại phản ứng xấu. Dòng vốn ngoại vận động ngắn hạn vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian “nghỉ giữa hiệp”.
Trong tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 823,3 tỷ đồng chỉ tính riêng khớp lệnh. 7 phiên đầu tháng 11, vẫn có thêm gần 170 tỷ đồng nữa mua ròng. Tuy nhiên tháng 11 chung cuộc vẫn là tháng rút vốn mạnh của khối ngoại, tới 356,5 tỷ đồng. Nếu tính cả giao dịch thỏa thuận thì ra con số hơn ngàn tỷ phía trên.
Một chu kỳ giao dịch ngắn hạn trong khoảng thời gian nói trên cũng có thể xảy ra. Ẩn số lớn nhất là FED sẽ tăng lãi suất với mức độ bao nhiêu. Nhiều dự đoán, phân tích đưa ra con số 0,25 điểm phần trăm. Nếu theo chỉ báo đánh cược của Fed Fund Futures 30 ngày thì đến ngày 4/12/2015, 79,1% các giao dịch đánh cược vào mức tăng 0,5%.
Các phân tích về ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất đã có từ tháng 9, khi lần đầu tiên thị trường đối diện với khả năng thay đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt. Khi đó đã có những lo ngại về sự dịch chuyển ngược dòng vốn nóng từ các thị trường mới nổi trở về các thị trường phát triển. Tuy nhiên khác biệt lớn vào thời điểm tháng 12 so với tháng 9, là mức tăng lãi suất có thể vượt dự đoán.
Trong nước, những căng thẳng tỷ giá gần đây được “bồi” thêm thông tin mức dự trữ ngoại hối đang sụt giảm. Trung Quốc liên tục giảm lãi suất, giảm dự trữ bắt buộc và số liệu tăng trưởng ảm đạm có khả năng khiến đồng Nhân dân tệ giảm giá thêm. Những đợt điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc hồi tháng 9 đã khiến thị trường chứng khoán trong nước lao đao. Chỉ số PMI của Việt Nam tháng 11 sụt giảm dưới 50 điểm, cho thấy sản xuất đang chậm lại…
Nhìn chung các chỉ báo vĩ mô có thể tạo nên lo ngại nhất định, nhưng không có gì chắc chắn rằng đó là động lực của thị trường hiện tại. Xu thế điều chỉnh đã khởi phát từ đầu tháng 11. Nếu lo ngại vĩ mô thực sự xảy ra thì đã là động lực để chấm dứt đà tăng từ trước đó. Tuy thế áp lực của khối ngoại vẫn là điều đáng bàn nhất lúc này vì nếu có sự rút vốn thực, áp lực lên tỷ giá sẽ cộng hưởng rất lớn.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
23.11.2015 | 2,710.7 | 213.0 | 71.0 |
24.11.2015 | 2,939.4 | 160.3 | 175.1 |
25.11.2015 | 2,787.7 | 176.3 | 306.9 |
26.11.2015 | 2,428.0 | 132.0 | 109.0 |
27.11.2015 | 2,477.6 | 112.5 | 148.2 |
30.11.2015 | 2,132.4 | 110.0 | 175.2 |
1.12.2015 | 1,879.4 | 58.2 | 160.9 |
2.12.2015 | 1,759.7 | 98.1 | 247.5 |
3.12.2015 | 1,527.8 | 134.6 | 150.1 |
4.12.2015 | 1,556.8 | 98.9 | 144.1 |
Trọng Nghĩa
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接