【kết quả bóng đá metz】Cấp nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo
Khẩn trương cấp Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo |
Ngày 19/10/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cấp nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Việt Nam/Vietnam Rice" cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo.
Đề nghị đính chính nhãn hiệu chứng nhận cho gạo Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT, trung tuần tháng 9/2018, bộ này đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu "Gạo Việt Nam/Vietnam Rice ở thị trường quốc tế". Cụ thể, nhãn hiệu VIETNAM RICE được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của WIPO.
Tuy nhiên, do sơ suất của WIPO khi ghi nhận đăng ký, khi được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của WIPO và được thông báo tới các quốc gia thành viên, nhãn hiệu VIETNAM RICE được ghi nhận là nhãn hiệu thông thường (Ordinary mark) mà không phải nhãn hiệu chứng nhận (Certification mark). Do đó, Việt Nam đã yêu cầu WIPO đính chính từ nhãn hiệu thông thường sang nhãn hiệu chứng nhận.
WIPO đã xác nhận thực hiện đính chính loại hình nhãn hiệu, ghi nhận nhãn hiệu chứng nhận; và thông báo tới các quốc gia thành viên WIPO chỉ định đăng ký bảo hộ. Theo quy định quốc tế trong vòng 18 tháng kể từ ngày được công bố (28/3/2019), các nước trong Hệ thống Madrid phải ra thông báo quyết định từ chối bảo hộ đăng ký hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung tại quốc gia thành viên đó.
Mặt khác, theo quy định của WIPO và luật quốc gia của một số nước thành viên Hệ thống Madrid, sau từ 3 - 5 năm kể từ ngày công nhận nhãn hiệu và cấp mã số bảo hộ mà không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì sẽ bị tước quyền bảo hộ.
Với lý do đó, Bộ NN&PTNT cho rằng cần khẩn trương cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo, đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyển phổ biến cho 4 các doanh nghiệp và các bên liên quan về việc sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trên thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT, sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một nước thiếu lương thực, đến nay Việt Nam đã thường xuyên trở thành nước xuất khẩu gạo trong top ba thế giới.
Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu quốc gia, trong khi đó Thái Lan và Ấn Độ đã có những thương hiệu gạo quốc gia rất nổi tiếng như Thai Hom Mali hay Basmati với giá bán rất cao so với gạo Việt Nam.
Với định hướng thay đổi chiến lược, tập trung chuyển hướng vào nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, ngày 21/5/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trên cơ sở này, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 triển khai kế hoạch hành động. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của đề án là xây dựng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong nước và quốc tế.
Song hành với hoạt động xây dựng biểu trưng, hệ thống nhận diện,…cho nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, Bộ NN&PTNT cũng tiến hành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về gạo làm cơ sở cho việc sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trong thực tế.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đối với kết quả đăng ký bảo hộ dưới nhãn hiệu thông thường, đến nay, đã có 19 quốc gia chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rire bao gồm: Indonesia, Nga và OAPI (gồm 17 nước châu Phi, cụ thể: Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Comoros, Cộng hòa Cônggô, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích đạo, Gabon, Guinea, Guinea Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Senegal và Togo). Có 3 quốc gia (Trung Quốc, Brunei và Na Uy) đã thông báo bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
Hiện tại, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rire được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia (bao gồm cả nhãn hiệu thông thường va nhãn hiệu chứng nhận). Bộ NN&PTNT đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo là cấp thiết nhằm nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời góp phần phòng chống hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Nỗ lực về đích đúng kế hoạch
- ·Lộc Ninh: Gần 500 người dân tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Vĩnh biệt cựu danh thủ Đỗ Cẩu
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Xử lý nghiêm trường hợp giấu dịch, dẫn đến lây lan rộng
- ·Tránh tư tưởng
- ·Ấn tượng nỗ lực giảm nghèo
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Tôi yêu những người làm báo
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Chi cục thuế TP Cà Mau: Vượt chỉ tiêu thu ngân sách quý I
- ·Cô Đàm Thị Vùng: Yêu nghề mến trẻ
- ·“Bí quyết” cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Tránh lạm dụng chỉ định trong khám chữa bệnh hậu COVID
- ·Tạo sức bật từ nội lực
- ·Khát vọng đổi đời
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Chuyện tình hy hữu của cố Nhà giáo Ưu t Nguyễn Ngọc Ký