VHO - Báo cáo khảo sát “Đánh giá sự tham gia của trẻ em Việt Nam" vừa được công bố cho thấy những phản hồi tích cực từ các bên liên quan đặc biệt trong nỗ lực hướng đến thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em Việt Nam. Báo cáo lần đầu tiên được Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam (SC) thực hiện.
Khảo sát được thực hiện tại 6 tỉnh,ànvềtăngcườngsựthamgiacủatrẻemtronggiađìnhnhàtrườbóng đá costa rica thành phố ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam gồm: Yên Bái, Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, TPHCM và Đồng Tháp trong thời gian từ tháng 12.2023 đến tháng 5.2024. 831 trẻ em, trong đó 50 có trẻ em khuyết tật và trẻ em LGBTQI+, cùng với phụ huynh, người chăm sóc và các bên liên quan gồm: cán bộ bảo vệ trẻ em các cấp tại địa phương, lãnh đạo cơ sở giáo dục, luật sư, phóng viên, lãnh đạo câu lạc bộ, đội, nhóm... đã tham gia ý kiến.
Báo cáo “Đánh giá sự tham gia của trẻ em” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin tổng quan về sự tham gia của trẻ em và việc thực thi quyền tham gia của trẻ em tại các môi trường như gia đình, nhà trường, cộng đồng, và cả trên môi trường mạng.
Báo cáo cho thấy, sự tham gia của trẻ em ở gia đình có những lát cắt tích cực thể hiện qua tỷ lệ khá cao trẻ em thường xuyên và rất thường xuyên được lắng nghe/tôn trọng ý kiến từ cha mẹ (56.7%). Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy trẻ em nam có xu hướng được lắng nghe nhiều hơn.
Trường học là nơi trẻ em tiếp cận thông tin và hoạt động xã hội, nhưng chưa có nhiều cơ hội để các em được tự tin bày tỏ ý kiến. Cụ thể, 63% học sinh chưa bao giờ trao đổi với lãnh đạo trường, cảm thấy các vấn đề về tình bạn và tình yêu vẫn là một chủ đề nhạy cảm, khó chia sẻ.
Tại cộng đồng, mức độ tham gia của trẻ em còn khá thấp. Trên thang điểm từ 1-5, chưa có hoạt động nào đạt điểm trung bình từ 3 trở lên, cho thấy sự tự chủ và tham gia của trẻ em tại cộng đồng còn hạn chế hơn so với gia đình và trường học.
Tại buổi trò chuyện trực tuyến: Sự tham gia của trẻ em Việt Nam, đại diện của nhiều trẻ em, cơ quan quản lý, trường học, phụ huynh và người xem trực tuyến đã tạo nên một không gian chia sẻ cởi mở về quyền trẻ em và tầm quan trọng của sự tham gia của trẻ em trong các quyết định liên quan đến cuộc sống của chính các em.
Buổi trò chuyện có sự tham gia của 2 học sinh Trường THCS Phú Đông, Ba Vì, Hà Nội là Phùng Trương An Nhàn và em Chu Quang Tùng. Em Nhàn bày tỏ: “Em cảm thấy rất may mắn khi ý kiến của chúng em được cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên hiện nay trong thực tế, em nhận thấy được rằng vì cuộc sống tất bật, cha mẹ vẫn còn phớt lờ, bỏ qua những ý kiến của chúng em. Em mong rằng qua đây chúng em có thể lắng nghe quan điểm của mình hơn”.
Khi biết số liệu “77,5% trẻ em từng chứng kiến bạo lực học đường”, em Tùng thấy rằng đây là một con số lớn. Em hiểu rằng bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất cứ môi trường nào, dưới bất kì hình thức nào, như mắng chửi, tác động vật lý,… và các bạn chứng kiến bạo lực học đường cần báo ngay cho thầy cô giáo và người lớn để có thể giải quyết và phòng chống bạo lực học đường tốt hơn”.
Với tư cách là một người cha, anh Lê Xuân Đức (nhà sáng tạo nội dung - chủ kênh Bố Sâu) cho biết, anh cũng từng là một người con, nên anh cho rằng người lớn là người cần chủ động tham gia vào thế giới của trẻ em trước, rồi từ đó trẻ em sẽ dễ dàng hơn khi tham gia vào các hoạt động khác. Tại gia đình anh, vợ chồng anh đã để con được tự quyết định và tự giác làm các công việc của chính mình, thay vì có sự đốc thúc và hỗ trợ quá nhiều từ cha mẹ.
Phát biểu tại buổi trò chuyện, bà Phạm Thị Thủy - Trưởng phòng phát triển tham gia của trẻ em, Cục trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) đã có những chia sẻ về việc thực thi Quyền trẻ em. Bà cho biết: “Thời gian vừa qua Quyền trẻ em đã được các cơ quan bộ ngành tổ chức rất quan tâm, như bộ LĐ,TB&XH, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…
Đặc biệt, Bộ LĐ,TB&XH cũng đã tổ chức truyền thông về Quyền trẻ em, xây dựng các tờ rơi, tờ gấp về quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời tổ chức hội thảo, tọa đàm về quyền trẻ em. Tuy nhiên, con số 20,1% trẻ em chưa từng nghe và biết đến về Quyền trẻ em, chúng ta cũng phải thấy rằng cần tăng cường công tác truyền thông hơn nữa, tập huấn cho trẻ em, nhất là trẻ em trong nhà trường”.
Đề cập đến sự tham gia của trẻ em - các em học sinh tại nhà trường, thầy Nguyễn Đức Huy - Phó hiệu trưởng trường THCS Phú Đông, Ba Vì, Hà Nội đã chia sẻ: “63% các em chưa bao giờ trao đổi, đối thoại với lãnh đạo nhà trường cho thấy việc trao đổi với ban lãnh đạo nhà trường luôn là một điều mà học sinh rất ngại.
Trong thời gian gần đây, các nhà trường chúng tôi tích cực tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của trẻ em đối với những công việc của chính mình. Tại trường THCS Phú Đông, phòng của thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó luôn rộng mở để có thể giải đáp tất cả các thắc mắc của các em trong quá trình tham gia học tập ở trường.”
Theo thầy Huy, sau khi theo dõi những số liệu trong báo cáo, thầy và cán bộ giáo viên cũng có rất nhiều băn khoăn trong việc tham gia của trẻ cùng nhà trường. Trong thời đại công nghệ phát triển, tỉ lệ các em tham gia mạng xã hội rất cao. Có những trường hợp đăng tải, thậm chí phát sóng những hình ảnh nhạy cảm, bạo lực học đường, xúc phạm bạn bè đồng trang lứa… Do đó, nhà trường, các thầy cô cũng đã thường xuyên dành thời gian trong các tiết học, trò chuyện để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời nhắc nhở, động viên các em…
Để bảo vệ trẻ em và thực thi Quyền trẻ em một cách toàn diện, việc lắng nghe ý kiến của trẻ em nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của trẻ em trong các vấn đề liên quan đến trẻ em cần phải được thực hiện nghiêm túc. Bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng MSD bày tỏ sự xúc động khi được lắng nghe tất cả những bình luận, đóng góp của các đại biểu và người xem trực tuyến. Vì thông qua đó, các số liệu khảo sát một lần nữa cho thấy sự phù hợp và giá trị thực tiễn.
Bà cũng chia sẻ sự tham gia của trẻ em đầu tiên là tiếp cận thông tin, từ đó có cơ hội đưa ra ý kiến, nguyện vọng và các ý kiến đó cần được tôn trọng, phản hồi từ các bên liên quan. Các em còn được quyền tham gia, ra quyết định về những nội dung về trẻ em.
“Chúng tôi tin rằng việc cập nhật khảo sát về sự tham gia của trẻ em ở các quy mô từ vi mô đến vĩ mô, về các vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sự an toàn và phát triển của trẻ sẽ là cơ sở tham chiếu cho các hoạt động, giải pháp và can thiệp phù hợp ở những phạm vi, cấp độ và hình thức khác nhau hướng đến việc thực thi Quyền trẻ em hiệu quả, phù hợp với thực trạng phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay”, bà Vân Anh nhấn mạnh.
顶: 4243踩: 492
【bóng đá costa rica】Bàn về tăng cường sự tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường…
人参与 | 时间:2025-01-12 22:51:05
相关文章
- Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Khởi động TPP: Nhiều tín hiệu vui
- TP.HCM: Thu hơn 27 tỷ đồng từ vi phạm quản lý thị trường
- Thép Việt tiếp tục bị Indonesia áp thuế chống bán phá giá
- Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- Chủ quan mỡ máu cao, vô số hệ lụy
- Thói quen chết người nhiều người Việt biết nhưng không bỏ
- Các chất gây ung thư ẩn nấp trong 10 loại vật dụng thường thấy nhất trong nhà
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Đừng để nỗi lo thận yếu ảnh hưởng chất lượng sống
评论专区