游客发表
发帖时间:2025-01-26 00:03:16
Kết quả nghiên cứu của Viện Năng suất Việt Nam cho thấy năng suất lao động của Việt Nam đang thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Ông có bình luận gì về kết quả này?
Chúng ta cần phải phân biệt hai khái niệm, đó là năng suất lao động cụ thể và năng suất lao động tổng hợp. Nếu so sánh năng suất lao động cụ thể của từng công nhân Việt Nam so với các nước lân cận thì chúng ta không thua kém, nhưng nếu nói đến năng suất lao động tổng hợp thì Việt Nam đang thấp hơn nhiều nước.
Tôi có thể lấy ví dụ, tổng giá trị lao động của ngành nào đó làm ra được 1 tỷ USD/năm nhưng cần tới 3 triệu lao động, tuy nhiên, cũng từng ấy số lao động nhưng tại Singapore thì họ có thể tạo ra giá trị sản phẩm lên tới 30 tỷ USD.
Như vậy, điều đáng quan tâm không phải là làm ra bao nhiêu sản phẩm trong 1 giờ hoặc đào bao tấn than trong ngày, mà là năng suất lao động tổng hợp Việt Nam đang thấp (bao gồm từ vốn đầu tư, máy móc thiết bị, công nghệ, mô hình quản trị) dẫn đến hiệu quả của ngành đó giảm hơn so với các nước khác. Nếu không cải thiện thì không thể cạnh tranh với hàng hóa các nước khi hội nhập cũng như giữ thị phần ở thị trường nội địa.
Tuy nhiên, chỉ đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ thì chưa đủ. Điều quan trọng hơn, theo tôi là phải có mô hình quản trị tốt mới nâng cao được năng suất lao động. Thực tế cho thấy, có những dây chuyền sản xuất mà DN Việt Nam NK từ nước ngoài về, thực tế với nước họ chỉ cần 300 lao động, trong khi đưa về Việt Nam phải cần tới 1.000 lao động. Điều đó chứng tỏ số công nhân trên dây chuyền vẫn giống nhau nhưng số lao động gián tiếp lại nhiều hơn, hoặc cùng dây chuyền đó nhưng sản phẩm của họ lại cao hơn vì tỉ lệ lỗi, hỏng sản phẩm ít hơn do mô hình quản trị của họ tốt hơn.
Là bộ quản lý nhiều ngành công nghiệp quan trọng, trong đó bao gồm cả 8 ngành chủ lực, Bộ Công Thương có giải pháp gì để nâng cao chất lượng cho DN và sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý?
Năng suất lao động như tôi nói ở trên là năng suất tổng hợp chứ không phải năng suất cụ thể của từng người lao động. Trên thực tế, nếu đi thi tay nghề, những người công nhân Việt Nam không hề thua kém nước ngoài, nhưng khi tính giá trị tổng hợp thì Việt Nam lại thấp hơn. Đây là nút thắt mà chúng ta phải tìm ra lời giải.
Câu hỏi đặt ra lúc này là các mô hình quản lý và chuỗi cung ứng công nghiệp của DN đã hợp lý hay chưa, đáng ra 3 ngày phải hoàn thành nhưng nhiều DN phải mất 5 ngày, như vậy đã lãng phí 2 ngày.
Điều này nói lên rằng, nếu chúng ta muốn có năng lực cạnh tranh, muốn hàng hóa dịch vụ chiến thắng trên sân nhà và vươn ra thị trường quốc tế, rõ ràng năng suất, chất lượng hàng hóa phải được nâng lên.
Trong thời gian qua, gắn với quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương là mục tiêu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cởi mở và tích cực hỗ trợ DN đổi mới, phát triển, Bộ Công Thương đã và đang xây dựng, triển khai nhiều chương trình để hiện thực hóa các định hướng, mục tiêu. Dự án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một trong số những giải pháp. Đây là một trong những dự án trọng tâm với ưu tiên tập trung vào các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ DN công nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong giai đoạn 2012 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như nâng cao nhận thức cho DN; nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động cải tiến tại DN. Đặc biệt, nhiêu mô hình thí điểm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, hiện đại đã tư vấn xây dựng, áp dụng. Các hoạt động này một mặt mang lại những hiệu quả thiết thực cho mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, mặt khác, trở thành điển hình sống động, thúc đẩy phong trào cải tiến năng suất, chất lượng trong các DN của Ngành.
Vậy theo ông yếu tố nào để có thể giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của DN trong nước hiện nay?
Hiện giờ chúng ta đang thực hiện quá trình đổi mới, đây thực chất cũng là để giảm giá thành. Đổi mới cũng có nghĩa là DN phải đưa máy móc kỹ thuật công nghệ mới vào và thực hiện mô hình quản trị tiên tiến thay vì quản trị theo kiểu gia đình... để giảm bớt tiêu hao năng lực, giảm bớt sản phẩm lỗi hỏng. Lúc đó, chúng ta mới tạo ra được các sản phẩm đồng đều chất lượng, giảm tỷ lệ lỗi hỏng, từ đó mới có thể cạnh tranh được. Do vậy, yếu tố về công nghệ, yếu tố về con người là hết sức quan trọng.
Đơn cử như Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, khi áp dụng các mô hình quản lý vào thì tỉ lệ lỗi hỏng trong dây chuyền giảm xuống và thời gian chạy trên chuyền cũng giảm xuống, nhờ đó năng suất lao động tăng lên, chất lượng tăng lên và nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm. Cũng giống như các DN dệt may, nhờ áp dụng công nghệ Lean đã giúp DN tăng năng suất lao động cũng như giảm chi phí sản xuất như giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, giảm phế phẩm; bảo đảm công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc…
Như vậy, chỉ bằng sự cải tiến, áp dụng công nghệ, bằng mô hình quản lý tiên tiến mới nâng cao được năng suất chất lượng, theo kịp được sự vận động của các nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接