Trả lời VTC News, ông Nguyễn Hoàng Tùng, Giám đốc bến xe Giáp Bát (Hà Nội) cho biết, gần đây qua các phương tiện truyền thông, ông nắm được thông tin Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (sửa đổi, bổ sung QCVN 45:2012/BGTVT).
Trong đó, Bộ đề xuất bổ sung quy định cho phép lắp đặt, sử dụng trạm sạc cho xe điện trong phạm vi bến xe khách.
Ông Tùng nêu quan điểm: Đây là quy định mới mang ý nghĩa đi trước, đón đầu trong quá tình chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 mà Chính phủ đã đề ra.
“Thủ tướng Phạm Minh Chính từng chỉ đạo phải thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải tại Việt Nam. Vì thế, trong bối cảnh này, tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất lắp đặt trạm sạc trong bến xe.
Thậm chí, đây là việc làm nên triển khai sớm do các loại phương tiện chạy bằng động cơ điện sẽ không chỉ là xu thế tất yếu ở Việt Nam mà còn là tương lai trên thế giới, việc chuẩn bị các cơ chế, quy định để phát triển trạm sạc là điều cần thiết trong thời điểm này. Tôi cho rằng đề xuất này nếu được thông qua sẽ tác động tích cực đến mục tiêu chuyển đổi xanh trong thời gian tới”,ông Tùng nói.
Ông Tùng cũng khẳng định, với cơ sở hạ tầng hiện tại, ngay khi đề xuất được thông qua, bến xe Giáp Bát sẽ quy hoạch vị trí lắp đặt và triển khai trạm sạc trong phạm vi bến xe.
“Thực tế hiện nay, bến xe Giáp Bát chưa xuất hiện các hình thức vận chuyển bằng xe điện, mới chỉ có đơn vị taxi Xanh SM đang hoạt động tại bến. Nhưng với việc cho phép lắp đặt trạm sạc trong bến xe, tôi cho rằng nhu cầu chuyển đổi xanh trong dịch vụ vận chuyển tại bến xe sẽ được thúc đẩy. Sẽ có thêm nhiều xe điện tìm tới các khu vực bến xe trong tương lai”,Giám đốc bến xe Giáp Bát nhận định.
Một chuyên gia về giao thông cũng cho rằng, có thể coi đề xuất mới là yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy việc chuyển đổi phương tiện chạy xăng dầu sang nguyên liệu bằng điện - cơ sở để tiến gần đến mục tiêu Net Zero hơn. Từ trước đến nay, rào cản lớn nhất đối với việc chuyển đổi này chính là hệ thống trạm sạc. Hiện nay, cả nước mới chỉ có VinBus là đơn vị đang vận hành các tuyến xe buýt điện với hệ thống trạm sạc riêng ở Việt Nam.
Như vậy, nếu hệ thống trạm sạc được đưa vào các bến xe sẽ giúp gỡ dần vướng mắc này cho các tài xế, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
“Việc có hệ thống trạm sạc tại các bến xe sẽ giúp các doanh nghiệp có thể quy hoạch lại mạng lưới xe buýt điện, thiết kế lộ trình di chuyển để phù hợp với các điểm cấp nhiên liệu. Hệ thống trạm sạc công cộng được phủ rộng ở các điểm là điều mà các doanh nghiệp mong muốn khi có ý định chuyển đổi sang dùng phương tiện xe điện, hướng tới chuyển đổi xanh”, chuyên gia nêu quan điểm.
Do đó, vị chuyên gia cho rằng, việc cho phép lắp đặt các trạm sạc tại bến xe là hoàn toàn phù hợp với chiến lược, lộ trình chuyển đổi xanh mà Chính phủ đã đề ra.
“Để phát triển được phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, phải tạo cảm giác yên tâm về vấn đề cung cấp nhiên liệu. Mà với cơ sở hạ tầng hiện tại của chúng ta, các bến xe là những nơi đang có sẵn và đáp ứng đủ các yêu cầu để phát triển trạm sạc trong tương tai một cách khoa học”, vị chuyên gia nhấn mạnh thêm.
Trong khi đó, đề xuất mới cũng đang nhận được sự đồng tình của phần lớn tài xế.
Là tài xế của hãng xe buýt điện VinBus từ hơn 1 năm nay, anh Nguyễn Văn Tuấn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, việc lắp đặt trạm sạc tại các bến xe sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho tài xế điều khiển phương tiện xe điện.
“Hiện nay, trạm sạc xe buýt điện đang được lắp đặt tại các điểm đầu bến để tiện lợi cho việc nạp nhiên liệu. Tuy nhiên đó cũng là hạn chế khi các phương tiện xe điện buộc phải trở về điểm đầu bến mới có thể nạp nhiên liệu, gây nguy cơ quá tải, phải chờ đợi mất thời gian. Nếu trạm sạc được lắp đặt tại các bến xe, nơi đảm bảo cơ sở vật chất về chỗ đỗ cũng như diện tích chờ sạc thì sẽ giải quyết được vấn đề thời gian cho tài xế khi không cần phải quay trở về đầu bến để sạc nữa”, anh Tuấn nói.
Đồng tình với quan điểm trên, anh Đỗ Duy Hoàng, lái xe taxi Xanh SM cho biết, anh thường xuyên đỗ xe khu vực bến xe Giáp Bát để chờ nhận khách do gần nơi ở. Nếu có trạm sạc trong bến xe sẽ giúp việc nạp nhiên liệu của anh trở nên thuận tiện hơn thay vì tìm đến các điểm sạc nhỏ lẻ trong thành phố.
“Do số lượng trạm sạc lẻ không quá nhiều, diện tích chờ hạn chế nên chúng tôi thường rất vất vả tìm trạm sạc khi đến giờ cao điểm, nhiều khi phải di chuyển tới 3-4 điểm mới tìm được. Nếu trạm sạc được quy hoạch trong bến xe với lượng lớn hơn, có không gian đỗ chờ sạc, điểm xếp hàng chờ đến lượt thì tôi nghĩ sẽ giải quyết được bài toán quá tải trạm sạc”, anh Hoàng nói.
Mới đây, Bộ GTVT lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Thông tư về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách.
Theo đó, tại dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách (sửa đổi, bổ sung QCVN 45:2012/BGTVT) đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, bên cạnh các hạng mục công trình bắt buộc như khu vực đón trả khách; bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách; bãi đỗ xe dành cho phương tiện khác; phòng chờ cho hành khách...,Bộ GTVT đề xuất bổ sung quy định cho phép lắp đặt sử dụng trạm sạc cho xe điện trong phạm vi bến xe khách.
Tính đến nay, cả nước có 555 bến xe ô tô khách, trong đó có 390 bến xe từ loại 1 đến loại 4; còn lại 165 bến xe dưới loại 4 được xây dựng, cải tạo, nâng cấp dựa trên các quy định của Quy chuẩn QCVN 45: 2012/BGTVT.
Tháng 12/2021, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050; ngày 22/7/2022 Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 876 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; bên cạnh đó, trong thực tế một số hãng xe buýt, taxi...đã bắt đầu sử dụng xe điện trong vận tải hành khách.
"Vì vậy, cần bổ sung quy định về trạm sạc điện trong phạm vi bến xe khách. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan thì việc sửa đổi quy chuẩn QCVN 45:2012/BGTVT sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về hoạt động của bến xe khách trên toàn quốc", Cục Đường bộ Việt Nam nhận định.
上一篇: Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
下一篇: Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
猜你喜欢
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Nhật Bản ban hành điều lệ hạn chế thời gian trẻ em chơi game tại nhà
- Chủ tịch nước tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu
- Valentine trong mắt nghệ sĩ
- Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Lãnh đạo Campuchia, Lào sang dự Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh
- Các trường "hot" ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 6
- Phó Thủ tướng lấy ý kiến rộng rãi về đường sắt cao tốc Bắc
- Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách