【trận đấu vô địch hy lạp】Ngành Tài chính tập trung nguồn lực phát triển Chính phủ số
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng Hải quan số,ànhTàichínhtậptrungnguồnlựcpháttriểnChínhphủsốtrận đấu vô địch hy lạp mô hình Hải quan thông minh | |
Ngành Hải quan: Chuẩn bị triển khai nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực | |
Làm rõ vướng mắc, có giải pháp phù hợp, tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tài chính - ngân sách |
Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh năm 2020 (DTI 2020). |
Bứt phá về hạ tầng và nhân lực CNTT
Sau khi dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố vào tháng 4 vừa qua, Bộ Tài chính lại tiếp tục được xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp bộ, tỉnh năm 2020 (DTI 2020) của Bộ Thông tin và Truyền thông với mức DTI đạt 0.4944.
Được biết, DTI là bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh nhằm giúp theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin Truyền thông, trong năm 2020, Bộ Tài chính đã có nhiều hoạt động chuyển đổi số nổi bật như: tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 50%, 100% ứng dụng CNTT được kết nối, chia sẻ qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ. Kết quả của việc chuyển đổi số của Ngành là đã có 96,28% DN được hoàn thuế điện tử; 99,89% DN tham gia khai thuế điện tử; hơn 98 triệu hồ sơ được xử lý trực tuyến trên tổng số gần 110 triệu hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trong năm 2020; tổng số lượt truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính năm 2020 là gần 3,4 triệu lượt.
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Chính phủ số của Bộ Tài chính, ông Hoàng Xuân Nam, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, bám sát chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, Bộ Tài chính ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung các luật về chính sách thuế, trong đó dành nhiều ưu đãi thuế cho các hoạt động đầu tư khoa học công nghệ. Đồng thời, Bộ Tài chính tập trung phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng và nhân lực CNTT- truyền thông; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đến nay, Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới, công nghệ “lõi” như công nghệ di động, công nghệ phân tích dữ liệu lớn... trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, tạo điều kiện cho người dân và DN dễ dàng, bình đẳng tiếp cận cơ hội phát triển.
Theo chia sẻ của ông Hoàng Văn Nam, từ năm 2017, Bộ Tài chính đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để triển khai cung cấp hệ thống hỏi - đáp chính sách tài chính tự động trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính nhằm giúp người dân và DN có thể tự tìm kiếm câu hỏi và trả lời về các vấn đề của ngành Tài chính. Qua đó đã rút ngắn thời gian trả lời và giải đáp các vướng mắc của người dân, DN về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
4 bài học kinh nghiệm
Theo đại diện Cục Tin học Thống kê tài chính, kết quả ứng dụng CNTT đã mang lại sự cải thiện đáng kể trong công tác quản lý tài chính ngân sách theo hướng hiện đại, từng bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, góp phần quan trọng trong thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách hành chính, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ..., tăng độ chính xác, tính kịp thời và minh bạch trong báo cáo tài khoá, kế toán và thống kê NSNN. Minh chứng cho điều này là năm 2018, Bộ Tài chính được Tổ chức công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) trao giải thưởng ASOCIO 2018 trong hạng mục “Tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc” dành cho khối cơ quan của Chính phủ.
Để đạt được kết quả trong chuyển đối số thời gian qua, có 4 bài học kinh nghiệm được ông Hoàng Văn Nam chia sẻ. Trước hết, Bộ Tài chính đã tập trung nguồn lực của toàn ngành Tài chính, chú trọng tuyên truyền, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị… Bên cạnh đó, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số cần thực hiện một cách kiên trì, thường xuyên với những mục tiêu và giải pháp rõ ràng. Đồng thời, chú trọng xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành thực hiện chuyển đổi số trong ngành Tài chính bởi các chính sách tài chính sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong triển khai Tài chính số. Cùng với đó, triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số cần phải chú trọng ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào các lĩnh vực hoạt động của Ngành, đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật…
Liên quan đến chuyển đối số của ngành Tài chính, mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, theo đó, đối với xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Tài chính tiếp tục xác định mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Bộ Tài chính số, Bộ Tài chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn Ngành thông qua Chính phủ số và các công cụ số hóa; xây dựng tài chính điện tử, Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở.
Đến năm 2025, Bộ Tài chính phấn đấu hoàn thành một số mục tiêu lớn như: xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công nghệ Big Data; xây dựng hệ thống quản lý quan hệ người dùng tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dùng để nâng cao cải cách hành chính; thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động khác. Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính với 100% thủ tục hành chính cần thiết được xây dựng thành các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Bộ Tài chính. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tài chính được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính…
相关推荐
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Kim Tiểu Long thông báo con gái nuôi qua đời
- VietinBank nhận “cú đúp” giải thưởng uy tín từ The Asian Banker
- Tác giả 'Thương ngày nắng về' lên tiếng về tình tiết gây tranh cãi gay gắt
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- MC Minh Đức 8.0 IELTS dẫn lễ Thượng cờ SEA Games 31 là ai?
- Hôn nhân đáng ngưỡng mộ của Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu kém 22 tuổi
- Cục Thuế Hà Nội cưỡng chế tài khoản, hóa đơn của hơn 8.000 DN nợ thuế