【bxh phần lan】Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Giang: Khẳng định uy tín, chất lượng

TheảnphẩmcôngnghiệpnôngthôntiêubiểuHàGiangKhẳngđịnhuytínchấtlượbxh phần lano số liệu từ Sở Công Thương Hà Giang, từ năm 2012-2021 Hà Giang đã tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp huyện cho 7 sản phẩm, cấp tỉnh 48 sản phẩm. Các sản phẩm này đều là sản phẩm thế mạnh, có tiềm năng phát triển của tỉnh.

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Giang: Khẳng định uy tín, chất lượng
Thẩm định sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Với những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận, thông qua các kế hoạch cụ thể Hà Giang đã dành nhiều ưu đãi hỗ trợ. Chỉ tính riêng khuyến công, hàng năm chương trình đều có kinh phí hỗ trợ các cơ sở công nghiệp có sản phẩm đạt giải và được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Số lượng các cơ sở CNNT được hỗ trợ lên tới 30 cơ sở, chủ yếu được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị với 26 cơ sở; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu 4 cơ sở. Tổng kinh phí hỗ trợ 4,085 tỷ đồng. Nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ kịp thời đã trang bị cho các cơ sở sản xuất các thiết bị sản xuất tiên tiến thay thế dần thiết bị sản xuất thủ công truyền thống lạc hậu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nhìn nhận những mặt được và chưa được của công tác bình chọn 10 năm qua, đại diện Sở Công Thương Hà Giang cho rằng, sản phẩm CNNT của tỉnh hiện đã phát triển về cả số lượng, chất lượng, đa dạng về ngành nghề. Từ chỗ sản xuất quy mô nhỏ, lẻ mang tính truyền thống sang phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, các cơ sở, hộ gia đình đã chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nhiều sản phẩm làm ra đạt chất lượng được thị trường chấp nhận.

Tuy nhiên, do hệ thống tiêu chí chấm điểm chưa cụ thể, chi tiết vì vậy gây khó khăn cho công tác chấm điểm của các sản phẩm. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu chưa nhiều. Hiện nay các huyện chưa tổ chức bình chọn mà chủ yếu lấy các sản phẩm đạt OCOP để đăng ký tham gia bình chọn.

Với những điểm chưa được trên, Sở Công Thương Hà Giang đã xây dựng định hướng tháo gỡ, đồng thời định hướng cho công tác bình chọn giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, từ năm 2022- 2030 Hà Giang dự kiến có 73 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, 63 sản phẩm cấp tỉnh. Trong đó năm 2022 có 12 sản phẩm cấp huyện và 10 sản phẩm cấp tỉnh.

Bên cạnh công tác bình chọn, để đảm bảo tính thị trường cho sản phẩm, Hà Giang sẽ có những chính sách hỗ trợ sát hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, như: Hướng dẫn và nâng cao nhận thức về đăng ký và bảo vệ thương hiệu, xây dựng mẫu, kiểu dáng công nghiệp, công bố quản lý chất lượng sản phẩm; cải tiến và thay đổi mẫu mã sản phẩm; thực hiện xúc tiến thương mại, xúc tiến thị trường cho sản phẩm CNNT tiêu biểu.

Từ năm 2012-2021, Hà Giang có 55 sản phẩm CNNT tiêu biểu được công nhận, trong đó cấp huyện có 7, cấp tỉnh có 48 sản phẩm; giai đoạn tới con số này dự kiến tăng trên 2,4 lần, trong đó có 73 sản phẩm cấp huyện và 63 sản phẩm cấp tỉnh.
Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
下一篇:Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN