【sevilla vs valladolid】Thị trường vốn còn nhiều dư địa tăng trưởng

[Thể thao] 时间:2025-01-26 08:21:16 来源:Empire777 作者:La liga 点击:110次
Vẫn còn nhiều bộ,ịtrườngvốncònnhiềudưđịatăngtrưởsevilla vs valladolid ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 55%
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là lực đỡ chính cho thị trường, đẩy VN-Index tăng điểm
Nhiều địa phương, doanh nghiệp còn thờ ơ dù EVFTA nhiều cơ hội
Thị trường vốn còn nhiều dư địa tăng trưởng

Thu hẹp chênh lệch giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ

Theo TS. Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đến cuối năm 2020, quy mô thị trường vốn đạt 129% GDP, vượt kế hoạch 100% GDP đến năm 2020 của Chính phủ.

Sự phát triển của thị trường vốn thể hiện qua các con số: quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt mục tiêu đề ra, năm 2020 tương đương 84% GDP, cao gấp 4 lần con số của năm 2011; dư nợ thị trường trái phiếu DN (TPDN) đạt mức 14,5% GDP, cao gấp 3,5 lần so với con số của năm 2011. Trên thị trường bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm có mức tăng gần 20%/năm trong giai đoạn 2011-2020, cao hơn nhiều nước trong khu vực. Quy mô thị trường vốn tăng nhanh gấp 3,7 lần (từ 36,5% GDP năm 2011 đến 129% GDP vào năm 2020), giúp thu hẹp chênh lệch cơ cấu giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, hỗ trợ tiếp cận nguồn lực tài chính cho DN để ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt là có thêm nguồn lực mở rộng quy mô hoặc đầu tư vào công nghệ, giảm rủi ro phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của hệ thống ngân hàng.

Theo TS. Nguyễn Như Quỳnh, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, các cấu phần của thị trường vốn có sự tăng trưởng và phát triển nhanh. Trong những năm qua, thị trường chứng khoán (TTCK) đã trở thành kênh huy động vốn trung hạn quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ cho việc thực hiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2020 đạt 84,1% GDP, vượt mục tiêu đề ra tại Chiến lược Tài chính 2011-2020 (khoảng 70% GDP), tăng trưởng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết giai đoạn 2011 – 2020 là 29,5%. Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ bảo hiểm được nâng cao, đóng góp vào hỗ trợ DN, tái đầu tư cho nền kinh tế. Tổng doanh thu ngành bảo hiểm tăng từ 84.506 tỷ đồng năm 2015 (khoảng 2% GDP) lên 220.705 tỷ đồng năm 2020 (khoảng 3,55% GDP).

Phát triển thị trường vốn theo chiều sâu

Bên cạnh những kết quả tích cực, thị trường vốn vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Quy mô thị trường vốn còn nhỏ so với các nước trong khu vực, phát triển chưa tương xứng so với tiềm năng, hạn chế khả năng phát triển và hội nhập quốc tế. Cuối năm 2020, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 84% GDP, thấp hơn các thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93-243% GDP, ngoại trừ Indonesia); dư nợ thị trường trái phiếu đạt 44,7% GDP, còn nhỏ so với thị trường cổ phiếu và một số thị trường trái phiếu trong khu vực. Trong đó, dư nợ TPDN đạt 14,5% GDP, chỉ bằng khoảng 1/2 bình quân các thị trường TPDN châu Á (25,8% GDP).

“Thị trường vốn mới chiếm hơn 1/3 vốn cung ứng cho nền kinh tế so với mức bình quân 2/3 của các thị trường trong khu vực ASEAN. Sản phẩm trên thị trường vốn còn thiếu đa dạng, chất lượng một số hàng hóa chưa đảm bảo, vai trò huy động vốn trung, dài hạn của thị trường bảo hiểm cho nền kinh tế còn chưa cao”, TS. Vũ Nhữ Thăng lưu ý.

Một loạt hạn chế được chuyên gia chỉ ra gồm: cơ cấu thị phần mất cân đối lớn, chủ yếu tập trung vào các công ty chứng khoán lớn; sản phẩm trên thị trường vốn còn sơ khai, chưa đa dạng; cơ sở nhà đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức trong nước, thiếu vắng những nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp; thị trường trái phiếu vẫn phụ thuộc lớn vào các ngân hàng thương mại, chưa hình thành hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ phòng hộ, quỹ tín thác...; thị trường TPDN tiềm ẩn rủi ro do thiếu minh bạch thông tin; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và mức độ thuận lợi luân chuyển dòng vốn vào/ra TTCK còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn ngoại.

Để phát triển thị trường vốn trong thời gian tới, chuyên gia cho rằng cần phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế. Theo đó, cần xây dựng thị trường vốn mạnh với cơ cấu hợp lý giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, trái phiếu Chính phủ và TPDN; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại DNNN, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chú trọng phát triển thị trường TPDN để trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu mức vốn hóa TTCK/GDP đạt 120% vào năm 2025, trái phiếu/GDP đạt 55% vào năm 2025 theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2025, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của MSCT và FTSE Russell. Cùng với đó, cần đa dạng hóa cơ sở hàng hóa trên thị trường; tăng cường cơ sở nhà đầu tư; phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức làm nền tảng cho sức cầu của thị trường; hình thành hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ phòng hộ, tín thác; tăng cường sự tham gia sâu hơn của khu vực bảo hiểm để cung ứng vốn trung và dài hạn một cách bền vững.

Để khơi thông dòng vốn trái phiếu cho phát triển kinh tế, ThS. Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính Bộ Tài chính khuyến nghị, cần phát triển nguồn cung trên thị trường trái phiếu, trọng tâm là thị trường TPCP làm nền tảng cho phát triển thị trường, thúc đẩy thị trường TPDN. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN, đồng thời nghiên cứu, đa dạng sản phẩm phát hành, xây dựng phương án phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.

Đối với thị trường TPDN, khuyến khích các DN đa dạng hóa các loại hình trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; thúc đẩy việc chào bán trái phiếu ra công chúng. Phát triển các sản phẩm TPDN dự án PPP, trái phiếu dự án để thúc đẩy thị trường vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, tăng cầu đầu tư cho thị trường trái phiếu thông qua các giải pháp về mở rộng cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt chú trọng phát triển nhà đầu tư tổ chức.

Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường trái phiếu đạt 47,85%GDP, trong đó quy mô thị trường TPCP đạt 28,28% GDP, gấp 2,6 lần năm 2015. Quy mô huy động vốn qua thị trường trái phiếu giai đoạn này đạt gần 2,7 triệu tỷ đồng, tương đương 29,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; trong đó huy động vốn TPCP đạt 1,3 triệu tỷ đồng, đáp ứng khoảng 90,2% nhu cầu vốn vay trong nước của ngân sách Trung ương.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接