【tỷ số kazakhstan】Chính phủ liêm chính: ‘Người dân đang nhìn Vinamilk, Sabeco’

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:14:36

ba Chi Lan

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tin rằng việc thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của Thủ tướng sẽ giúp loại bỏ "lợi ích nhóm" trong quá trình bán vốn nhà nước.

Mới đây,ínhphủliêmchínhNgườidânđangnhìtỷ số kazakhstan Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận về chủ trương tiếp tục bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Sabeco, Habeco, với tinh thần phải công khai minh bạch, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm, với những giải pháp cụ thể như phải niêm yết trên sàn chứng khoán trước khi bán…

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định ngay đây là những chỉ đạo rất trúng, rất đúng và rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Chuyên gia kinh tế này nhận định: Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã có từ lâu, nhưng tiến độ thực hiện chậm. Về mặt số lượng doanh nghiệp, cổ phần hóa gần như đạt chỉ tiêu nhưng phần vốn nhà nước nắm giữ vẫn còn quá lớn. Mặt khác, việc cổ phần hóa, bán vốn trong nhiều trường hợp vẫn tiến hành theo quy trình khép kín, kém minh bạch, nên thực chất không đạt kết quả.

Do đó, cần phải thúc đẩy quá trình này mạnh mẽ hơn và minh bạch hơn. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, nếu không thực hiện được tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư công cũng khó khăn, bởi doanh nghiệp nhà nước chính là đối tượng có thể tiếp cận tín dụng nhiều nhất, tiếp cận nhiều dự án đầu tư công nhất, và “đóng góp” nhiều nhất vào nợ xấu và sở hữu chéo trong các ngân hàng cũng như sự dàn trải và hiệu quả thấp trong đầu tư công.

Chỉ đạo của Thủ tướng không chỉ tác động tới khu vực doanh nghiệp nhà nước mà còn tác động mạnh mẽ tới cả nền kinh tế, cần nhận được sự ủng hộ, vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống, đặc biệt các cơ quan bên Đảng và Quốc hội.

Tất cả vì mục tiêu công khai, minh bạch

Mục tiêu đã rõ ràng, đó là phải công khai, minh bạch. Liệu những giải pháp mà Thủ tướng đã kết luận có đủ để bảo đảm quá trình này diễn ra công khai, minh bạch, chống “lợi ích nhóm”?

Tôi nghĩ việc bán vốn nhà nước không khó, nhưng khó hơn là làm sao bán được một cách công khai, minh bạch, đảm bảo lợi ích chung cao nhất, và những chỉ đạo của Thủ tướng đều hướng tới mục tiêu đó. Việc Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải niêm yết trên sàn chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước là giải pháp trúng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa cố tình lờ niêm yết, bởi niêm yết là kênh buộc họ phải minh bạch hóa cao, với những tiêu chí và trách nhiệm rõ ràng, thêm sức ép để họ phải minh bạch, giúp các nhà đầu tư và xã hội dễ giám sát hơn.

Nhiều chuyên gia vẫn đề nghị nhà nước cần buộc các doanh nghiệp nhà nước ít nhất phải minh bạch như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp vẫn nói họ minh bạch, nhưng thông tin do họ công bố rất mù mờ, tiến độ cung cấp thông tin tùy tiện, không đủ để nhà nước và xã hội giám sát. Họ có động lực để trì hoãn việc niêm yết, vì những lợi ích riêng.

Mặt khác, việc niêm yết cũng sẽ giúp định giá cổ phiếu chính xác hơn, tránh thất thoát tài sản nhà nước khi bán vốn.

Việc mở rộng đối tượng được tham gia mua cổ phần cũng rất tốt. Lâu nay nhiều trường hợp cổ phần hóa mang tính chất khép kín, thậm chí có tình trạng “hôn nhân cùng huyết thống” khi doanh nghiệp nhà nước này mua của doanh nghiệp nhà nước kia, biểu hiện lợi ích nhóm rất rõ. Muốn phá vỡ lợi ích nhóm thì phải mở rộng đấu thầu cho các nhà đầu tư cạnh tranh lành mạnh. Đấu giá công khai là biện pháp tốt nhất để tránh tình trạng “người nhà” thâu tóm cổ phiếu với giá rẻ.

Việc yêu cầu tính riêng giá trị quyền sử dụng đất cũng gửi đi thông điệp về minh bạch cao hơn, bởi trước đây đã có tình trạng định giá đất không chính xác trong cổ phần hóa, có những mảnh đất vàng nhưng lại được định giá thấp hoặc thậm chí không tính đến đất khi định giá doanh nghiệp, nhưng khi bán lại chuyển nhượng luôn cả quyền sử dụng đất. Nếu định giá đất đúng, có thể đem lại nguồn thu rất lớn cho nhà nước. Mặt khác, qua định giá riêng về đất, nhà nước cũng có thể chủ động sắp xếp lại cách phân bổ, sử dụng phần đất đó sao cho hiệu quả nhất.

Nếu thực hiện nghiêm túc những yêu cầu trên, tôi tin chúng ta có thể loại bỏ “lợi ích nhóm” trong quá trình bán vốn nhà nước.

Đang lãi lớn, có nên bán?

Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhà nước như Vinamilk, Sabeco đang làm ăn hiệu quả, nộp ngân sách rất lớn, thì chưa nên bán. Bà nghĩ sao về quan điểm này?

Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu để Vinamilk ra thị trường hoàn toàn, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn, thì tổng thể đất nước này sẽ có lợi hơn, người tiêu dùng có lợi hơn, nhà nước cũng thu thuế nhiều hơn. Và khi bán hết vốn nhà nước, Nhà nước cũng sẽ rảnh tay hơn để làm những việc khác. Ví dụ vừa qua khi bà Mai Kiều Liên đến tuổi về hưu theo quy định với cán bộ, công chức, nhà nước muốn bà nghỉ, nhưng các cổ đông Vinamilk vẫn quyết định giữ lại bà làm Tổng Giám đốc. Nhà nước không còn cần can thiệp và cũng chẳng phải ôm trách nhiệm về những việc như vậy nữa. Doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm, và trong vấn đề này, họ “khôn” hơn các cơ quan nhà nước nhiều!

Với Sabeco, DN này đang làm trong một lĩnh vực có thể gọi là siêu lợi nhuận. Bán đi, họ có hệ thống quản trị đàng hoàng, minh bạch hơn, có động lực làm lãi nhiều hơn, nhà nước sẽ thu thuế nhiều hơn từ họ. Đồng thời lại tránh được những vụ lùm xùm gây tai tiếng như chuyện nhân sự ở DN đó thời gian qua.

Tôi cũng biết có những doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 20% cổ phần của nhà nước, nhưng họ khổ sở với số phần trăm đó, vì nhiều khi người đại diện vốn nhà nước lại cản trở việc đổi mới công nghệ, do sợ đầu tư bị thua lỗ, chỉ muốn an toàn. Nhưng trên thương trường, không chấp nhận rủi ro, không dám đổi mới thì không thể thành công. Vấn đề là, công chức nhà nước không thể giỏi chuyện kinh doanh bằng DN, nên Nhà nước không nên thành người gây trở ngại cho sự phát triển của DN theo kiểu như vậy.

Chính phủ không bán bia, bán sữa

Bà đánh giá như thế nào về chỉ đạo trên của Thủ tướng, trong bối cảnh Thủ tướng đã khẳng định quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, nói đi đôi với làm?

Thủ tướng đã tuyên bố xây dựng Chính phủ liêm chính, trong sạch, nói không với tiêu cực, tham nhũng. Tôi cho rằng việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn chính là phép thử quan trọng, bởi các doanh nghiệp nhà nước lớn chính là nơi tập trung tài sản nhà nước rất nhiều, nguy cơ tham nhũng rất cao.

Ngoài mục tiêu thu số tiền lớn về cho ngân sách, thì điều vô cùng quan trọng khi bán vốn là thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước, giảm mạnh số doanh nghiệp nhà nước, như Thủ tướng nói là Chính phủ không đi bán bia bán sữa. Có thế Chính phủ mới giảm được vai trò nhà đầu tư, nhà kinh doanh, tránh tình trạng nhà nước đi cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân, để tập trung làm chức năng kiến tạo sự phát triển của mình.

Tôi nghĩ còn rất nhiều lĩnh vực thuần túy hoặc chủ yếu là kinh doanh thương mại khác mà Nhà nước không nên tham gia nữa, như dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, gạo, sắt thép, du lịch… Nhà nước chỉ nên tập trung tham gia trong một số lĩnh vực như liên quan đến quốc phòng-an ninh, hoặc vài ngành thiết yếu cho cả nền kinh tế như năng lượng, viễn thông, vận tải hàng không, đường sắt, mặc dù ngay chính trong các ngành này nhà nước cũng chỉ cần nắm đa số 51% chứ không cần nắm 100%. Nhiều dịch vụ công ích cũng vậy, nên để xã hội làm là chính. Báo cáo Việt Nam 2035 có khuyến nghị rằng đến năm 2035, số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ nên còn dưới 100.

Trong quá trình đó, minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ là chìa khóa. Tôi rất kỳ vọng Thủ tướng sẽ có thêm những quyết định mạnh mẽ, tạo niềm tin cho người dân và xã hội. Việc thực hiện bán vốn nhà nước một cách dứt khoát và bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ về một Chính phủ liêm chính, trong sạch, một Chính phủ kiến tạo và một Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm./.

Theo Chinhphu.vn

顶: 15498踩: 15