【ketqua. net 30 ngày】Trăn trở từ cánh đồng lớn
Sau nhiều năm xây dựng,ăntrởtừcnhđồnglớketqua. net 30 ngày mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở Hậu Giang ngày càng khẳng định ưu thế vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Thế nhưng hiện nay, ngoài cánh đồng lúa, tỉnh vẫn chưa thể mở rộng sang bất cứ đối tượng cây trồng chủ lực nào khác trên địa bàn.
Bài 1: Tiền đề tái cơ cấu nông nghiệp
Với hiệu quả canh tác đã khẳng định trong thời gian qua, CĐL đang được ngành chuyên môn Hậu Giang kỳ vọng sẽ trở thành mô hình sản xuất kiểu mẫu, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà.
Thu hoạch lúa Đông xuân trên cánh đồng lớn xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy.
Có thể nói, điểm nhấn nổi bật nhất của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà là việc triển khai xây dựng thí điểm thành công bước đầu 5 mô hình CĐL tại địa bàn các huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và Ngã Bảy, với tổng diện tích gần 1.800ha được cơ giới từ khâu làm đất cho đến thu hoạch đạt 100%.
Những hiệu ứng tích cực
Cách đây 5 năm, thực hiện theo kế hoạch của Ban chỉ đạo CĐL tỉnh, huyện Châu Thành A đã chính thức triển khai thực hiện mô hình sản xuất mới này tại địa bàn xã Trường Long Tây, với quy mô bước đầu 225ha trong tổng số diện tích quy hoạch khoảng 613ha đất ruộng của gần 450 hộ dân. Đến nay, ngành nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương đã vận động 340 hộ dân tham gia mở rộng diện tích lên 410ha, tăng 185ha so với thời điểm ban đầu. Qua đó, đã phần nào khẳng định tín hiệu tích cực mà mô hình CĐL mang lại cho người trồng lúa nơi đây.
Ông Hồ Hoàng Ưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Châu Thành A, cho rằng kết quả ghi nhận trong thời gian qua đã khẳng định CĐL là một trong những mô hình sản xuất rất hiệu quả đối với cây lúa. Bởi qua đối chứng với diện tích bên ngoài thì bình quân 3 vụ lúa trong năm, mô hình CĐL ở xã Trường Long Tây giúp gia tăng năng suất gần 7,8%; giá thành giảm khoảng 15%; còn lợi nhuận tăng hơn 27,5%. Do đó, tới đây huyện sẽ tiếp tục phát triển mô hình CĐL nhằm góp phần cải thiện thu nhập trên cùng diện tích canh tác lúa cho người dân địa phương.
Không chỉ có huyện Châu Thành A mà các địa phương khác như huyện Vị Thủy, thị xã Long Mỹ, kể cả thành phố Vị Thanh cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp phát triển mô hình CĐL theo định hướng chung của ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Bởi từ lâu, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã có chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh, nhằm từng bước gắn kết sản xuất với tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tạo sự đồng nhất về chất lượng hạt gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, khi tham gia CĐL, nông dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp về hạ tầng thủy lợi, giống, vật tư nông nghiệp cho đến giá thu mua sản phẩm. Ông Nguyễn Trung Chánh, Giám đốc HTX nhân giống lúa Phước Thuận, ở ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây, tham gia CĐL từ rất sớm, thừa nhận: “Ngoài chuyển giao khoa học kỹ thuật, người dân còn được doanh nghiệp cung ứng giống, phân, thuốc chất lượng và thu mua sản phẩm nên yên tâm canh tác ngay từ đầu vụ, hạn chế vấn nạn được mùa mất giá.
Phương thức sản xuất tiên tiến
Từ những CĐL phân bố rộng khắp trên nền quy hoạch vùng lúa chất lượng cao 32.000ha ban đầu của tỉnh đã tạo tiền đề cần thiết để “kéo” nhà nông Hậu Giang với doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, thông qua mối liên kết, hợp tác sản xuất ra loại lúa, gạo mà thị trường cần. Đơn cử như năm 2016 vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã kêu gọi được 13 doanh nghiệp tham gia thực hiện mô hình CĐL, cánh đồng liên kết. Trong đó có 9 doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện hợp tác, liên kết bao tiêu sản phẩm với diện tích khoảng 10.000ha.
Riêng vụ Đông xuân 2016-2017, ngành nông nghiệp tỉnh đã kêu gọi được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo hướng CĐL, cánh đồng liên kết với diện tích khoảng 7.000ha. Mặc dù không thể mời gọi được đơn vị lớn, có uy tín trong ngành hàng lúa gạo ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nhưng vụ lúa Đông xuân vừa rồi toàn bộ sản lượng lúa hàng hóa, loại giống RVT của các thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Hai Huynh, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, đều được thương lái đến đặt cọc và thu mua triệt để.
Ông Trần Văn Huynh, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hai Huynh, cho rằng: “Nhờ canh tác theo hướng CĐL mà vào mỗi vụ thu hoạch lúa trong 2 năm qua, các thành viên HTX không phải lo đầu ra sản phẩm. Do HTX chủ yếu canh tác những loại lúa chất lượng cao đang được thị trường tiêu thụ mạnh, lại thêm sản xuất tập trung nên trước khi thu hoạch luôn có thương lái đến đặt cọc, ngã giá thu mua với đại diện HTX, mà không cần phải thông qua cò lúa”.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, CĐL có thể giúp tháo gỡ “nút thắt” quan trọng mà quá trình sản xuất truyền thống để lại từ bao đời nay. Đó là chuyện canh tác manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu ai thích giống gì thì làm, trong khi giá cả, đầu ra hạt lúa đều do thương lái quyết định. “Mô hình CĐL đã và đang cho thấy phương thức sản xuất tiên tiến, góp phần tạo động lực mới trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà”, ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, chia sẻ.
Tuy quá trình liên kết giữa người dân Hậu Giang và doanh nghiệp đâu đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể là tình trạng “bẻ kèo” vẫn còn xảy ra, nhưng CĐL ngày càng khẳng định đây là mô hình canh tác phù hợp với xu thế phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
Sức lan tỏa của mô hình Vụ lúa Đông xuân 2011-2012, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã chính thức triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn (nay là CĐL) ở địa bàn 2 xã điểm chỉ đạo của tỉnh là Vị Thanh (huyện Vị Thủy) và Trường Long Tây (huyện Châu Thành A). Sau nhiều năm triển khai xây dựng khá thành công, đến nay hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều định hướng người dân tập trung phát triển sản xuất lúa theo mô hình CĐL, cánh đồng liên kết nhằm từng bước chuyển đổi sản xuất lúa, gạo từ số lượng sang chất lượng, góp phần nâng cao đời sống của nhà nông một cách căn cơ hơn. |
Bài, ảnh: GIA NGUYỄN
Bài 2: Loay hoay chuyện bao tiêu sản phẩm
(责任编辑:La liga)
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Cambodian PM begins official visit
- City finds decentralisation of authority works well, seeks further devolution
- Việt Nam expects stronger parliamentary ties with Italy: official
- Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- PM delighted at upcoming Việt Nam
- Việt Nam, Bulgaria seek stronger partnership
- Leaders extend congratulations to China on National Day
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- PM delighted at upcoming Việt Nam
- Việt Nam's Vanguard Bank is not a disputed zone: foreign ministry
- Việt Nam and US work together to combat ASF
- Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- NA deputies come out against increasing overtime cap
- Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- Ninth VFF National Congress adopts new charter
- NA Standing Committee convenes 38th meeting
- Two former information ministers expelled from the Party
- Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- Ninth VFF National Congress adopts new charter