当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【lịch thi đấu bóng đá giải】Mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp suy giảm từ Trung Quốc 正文

【lịch thi đấu bóng đá giải】Mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp suy giảm từ Trung Quốc

2025-01-27 01:40:44 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:857次

xk

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2020.

Do đó,ởrộngthịtrườngxuấtkhẩuđểbùđắpsuygiảmtừTrungQuốlịch thi đấu bóng đá giải việc chuyển hướng chương trình xúc tiến thương mại (XTTM), ưu tiên nguồn lực từ chương trình XTTM quốc gia thực hiện các hoạt động xúc tiến cho các thị trường tiềm năng, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong bối cảnh suy giảm kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc là vô cùng cần thiết.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến sang các thị trường ngoài Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, Chương trình XTTM đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đưa kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt thành quả cao. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Chương trình XTTM quốc gia năm 2020 được triển khai với tổng kinh phí là 136 tỷ đồng, tăng so với mức tổng kinh phí 125 tỷ đồng năm 2019.

Theo kế hoạch, trong năm 2020, Bộ Công thương sẽ xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại có tính dài hạn, bền vững với các hoạt động xúc tiến phong phú, đa dạng hơn. Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh các hoạt động XTTM có quy mô lớn, mang tính định hướng, triển khai các hoạt động đào tạo phát triển sản phẩm chuyên sâu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội, địa phương tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả các hoạt động XTTM nhằm duy trì và phát triển thị trường trọng điểm.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có các hoạt động xuất nhập khẩu, XTTM. Đáng nói là trong nhiều năm qua Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Việt Nam và dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong đầu năm 2020. Thực tế cho thấy, có rất nhiều chương trình XTTM trong nước và tại thị trường Trung Quốc đã bị tạm hoãn vô điều kiện cho đến khi hết dịch bệnh.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ban, ngành triển khai nhiều hành động cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu những tác động từ Trung Quốc. Theo đó, một loạt hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về XTTMQG năm 2020 đã được triển khai mạnh mẽ. Đơn cử như từ ngày 5 - 7/2/2020, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức đoàn gồm 9 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm và bán buôn các sản phẩm hoa quả tươi tại Berlin, Đức. Qua đó tổng giá trị các đơn hàng và hợp đồng mà doanh nghiệp Việt ký kết được tăng từ 50 - 100% so với năm ngoái với kim ngạch dự kiến khoảng 15 - 20 triệu USD cho các mặt hàng thanh long, chanh leo, chanh không hạt, bưởi da xanh, khoai lang, xoài cát, vải, vú sữa, chôm chôm....

Cũng trong đầu tháng 2, đoàn 10 doanh nghiệp thủ công của Việt Nam đã tham gia Hội chợ quốc tế Spring Fair - hội chợ thương mại lớn nhất tại Vương quốc Anh chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hàng gia dụng và trang trí nội thất. Tới đây, tại Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIFA Expo 2020), Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) sẽ tổ chức đón tiếp đoàn nhà mua hàng từ Canada đến tham quan hội chợ và gặp gỡ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một hoạt động thuộc Chương trình XTTMQG nhằm tăng cường kết nối giao thương Việt Nam – Canada, khai thác thị trường tiềm năng và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, tới đây, từ ngày 22/3 – 1/4/2020, Cục sẽ trực tiếp chủ trì đoàn giao dịch thương mại tại Vương quốc Bỉ, CHLB Đức và Hà Lan, nhằm đón đầu các cơ hội kinh doanh giá trị từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ đem lại trong thời gian tới. Dự kiến sẽ có sự tham gia của khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực: thực phẩm và đồ uống, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, mỹ phẩm, vật tư y tế tiêu hao, tinh dầu, vật liệu xây dựng...

Ưu tiên nguồn lực xúc tiến thị trường tiềm năng cho nông, thủy, hải sản

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công thương đã chỉ đạo rà soát chương trinh XTTM, trên cơ sở đó đánh giá lại các địa bàn tiềm năng để XTTM, tìm kiếm đầu mối thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời, hoạt động xúc tiến xuất khẩu sẽ hướng khai thác để tận dụng tốt các FTA nhằm mở rộng thị trường, nhất là các thị trường trong khối EVFTA. “Bộ Công thương sẽ tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin về cơ hội xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU, ưu tiên các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản nhằm chuẩn bị khai thác và tận dụng hiệu quả lợi ích mang lại từ EVFTA ngay khi hiệp định này có hiệu lực, qua đó đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong bối cảnh suy giảm kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngày 14/2, Bộ Công thương đã ban hành kế hoạch hành động, trong đó giao các Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ chỉ đạo các thương vụ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh phụ kiện là đầu vào sản xuất để thay thế trong trường hợp nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh; rà soát các thị trường còn dư địa, đã mở cửa thị trường đối với nông sản, thủy sản, hoặc có tiềm năng điều kiện mở cửa thị trường để giải quyết đầu ra cho hàng hóa của Việt Nam.

Cùng với đó, phối hợp cùng các đơn vị liên quan trong bộ, các địa phương, các thương vụ hướng dẫn doanh nghiệp các tiêu chuẩn, quy cách, đóng gói, bảo quản, bao bì nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường Trung Quốc cũng như các thị trường thay thế khác ngay tại nơi sản xuất để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đẩy nhanh hơn công tác mở cửa thị trường cho các mặt hàng trái cây tươi sang các thị trường mà ta đã đang tiến hành đàm phán, đồng thời triển khai thêm các đàm phán mới đối với các thị trường có tiềm năng và dư địa xuất khẩu.

Mặt khác, theo dõi chặt chẽ, cập nhật các thông tin trên thế giới và trong nước về tình hình, diễn biến dịch Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước; đề xuất giải pháp ứng phó đối với các diễn biến bất thường của dịch…

Đặc biệt, kế hoạch hành động này nhấn mạnh việc đẩy mạnh XTTM thị trường trong nước, tăng cường hơn nữa kết nối cung cầu trong nước, thúc đẩy thương mại nội địa để tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tiếp tục triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động XTTM, xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số nhằm đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường.

Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều thị trường có yêu cầu quy chuẩn, chất lượng cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc...

Tố Uyên

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜