Do đó,ânsáchtừdầutiếptụckhókhănhan dinh keo goc Uỷ ban GSTCQG dự báo năm 2016 mức cải thiện về tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015.
Điểm mặt các yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng GDP năm 2016, Ủy ban GSTCQG kể đến hiệp định thương mại được ký kết, đầu tư khu vực tư nhân và nước ngoài khả quan hơn, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhờ triển khai các Luật mới ban hành và sửa đổi.
Tuy nhiên, các thách thức đối với tăng trưởng là không nhỏ: xu hướng tăng chậm lại của khu vực nông sản- thủy sản và xuất khẩu nông sản; khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước còn hạn chế; cổ phần hóa DNNN và tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm.
Bước vào năm 2016, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm. Tuy nhiên, theo cơ quan giám sát tài chính quốc gia, áp lực lên tỷ giá trong năm 2016 là khá lớn do khả năng tăng giá của đồng USD khi nền kinh tế Mỹ khởi sắc, trong khi đồng NDT nhiều khả năng tiếp tục phá giá để duy trì xuất khẩu và việc làm của nền kinh tế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, giá dầu giảm sâu tác động mạnh đến thu ngân sách. Theo Ủy ban GSTCQG, thu ngân sách Nhà nước từ dầu tiếp tục khó khăn. Tính 15 ngày đầu năm 2016, thu từ dầu thô đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm 48,6% so với cùng kỳ 2015.
Do độ trễ trong thanh toán, giá dầu của Việt Nam bình quân tháng 1-2016 ở mức 40 USD/thùng, tuy nhiên việc giá dầu tiếp tục giảm sâu, xuống dưới 30 USD/thùng và dự báo có thể xuống thấp hơn nữa đã và đang tạo áp lực lên thu từ dầu thô ngay từ những ngày đầu năm.
“Dự kiến, với giá dầu xây dựng dự toán 60 USD/thùng, nhiều khả năng thu ngân sách từ dầu năm 2016 cũng sẽ không đạt dự toán như năm 2015” - Ủy ban GSTCQG nhận định.