当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【tỉ số mc hôm nay】Trẻ em lao động sớm để lại hậu quả nặng nề

ld

Trẻ em phải lao động sớm sẽ cản trở việc tiếp cận một nền giáo dục phù hợp. Ảnh minh họa: Mai Đan

Thông tin trên được nêu tại Diễn đàn vận động chính sách và giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em,ẻemlaođộngsớmđểlạihậuquảnặngnềtỉ số mc hôm nay do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức, chiều 25/6.

Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), toàn cầu hiện có 152 triệu lao động trẻ em từ 5 – 17 tuổi, trong đó 73 triệu trẻ em đang tham gia các công việc nguy hiểm, độc hại.

Tại Việt Nam, báo cáo khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 cũng cho thấy, cả nước có khoảng 1,75 triệu trẻ em và người chưa thành niên tham gia vào lao động, trong đó có đến 32,4% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ trong một tuần.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà, việc trẻ em phải lao động sớm để lại những hậu quả nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm lý của hài hòa của trẻ mà còn cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng một nền giáo dục phù hợp. Đồng thời, lao động trẻ em cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bàn về vấn đề này, ông Minoru Ogasawara - Cố vấn trưởng Dự án phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em (Enhance) cho rằng, để giảm thiểu lao động trẻ em trước hết cần phân biệt được những công việc trẻ có thể được làm và không được làm. “Không phải tất cả công việc trẻ em tham gia vào hoạt động kinh tế đều xấu. Có những công việc mà trẻ tham gia có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế” - ông Minoru Ogasawara nói.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, trong số 1,75 triệu lao động trẻ em tại Việt Nam thì một phần lớn đang việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc đánh giá có phải lao động trẻ em hay không cũng cần căn cứ vào số giờ làm việc của trẻ. Do đó, cần quan tâm giảm thời gian làm việc của trẻ em trong nông nghiệp xuống nhằm đảm bảo trẻ em có thời gian học tập, nghỉ ngơi thì số lao động trẻ em sẽ giảm.

Dưới góc độ đại diện cho giới chủ, bà Trần Thị Lan Anh - Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thừa nhận, vấn đề lao động trẻ em dù đã được các doanh nghiệp (DN) dệt may, đặc biệt là các DN xuất khẩu tuân thủ rất tốt, song ở những cơ sở cung ứng nguồn hàng cho các DN này thì vấn đề quản lý lao động trẻ em còn khá lỏng lẻo.

“Câu hỏi đặt ra là tại sao các DN, cơ sở sản xuất vẫn sử dụng lao động trẻ em. Đó là vì giá lao động trẻ em còn rẻ và có rất nhiều trẻ em sẵn sàng tham gia vào công việc này” - bà Lan Anh nói.

Do đó, bà Lan Anh cho rằng, để DN có nhận thức tốt hơn về vấn đề này cần có những biện pháp xử phạt nghiêm minh hơn. Cùng với đó là có các chương trình phát triển kinh tế cộng đồng, nhằm hỗ trợ cho cha mẹ của trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em nâng cao điều kiện kinh tế để không phải đẩy con mình đi kiếm tiền quá sớm.

Đồng quan điểm, bà Lê Hồng Loan - Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, UNICEF cũng cho rằng, phần lớn lao động trẻ em đến từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do đó cần có chính sách trợ cấp xã hội cho những đối tượng này. “Nguyên nhân về kinh tế là gốc rễ khiến trẻ em phải lao động sớm, giải quyết tốt các vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp là biện pháp để giảm thiểu vấn đề trẻ em bỏ học và lao động trẻ em” - bà Loan nhấn mạnh./.

Mai Đan

分享到: