当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả giải chile】Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Tập trung triển khai 5 nhóm nhiệm vụ ưu tiên Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý Khoa học,ộCôngThươngđẩymạnhcôngtácphốihợpvớiViệnHànlâmKhoahọcvàCôngnghệViệkết quả giải chile công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Chiều ngày 9/5/2024, tại Hà Nội, diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm sơ kết chương trình phối hợp công tác về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và định hướng giai đoạn 2024-2030. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự buổi làm việc.

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), ngày 17/3/2023, Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cùng nhau ký kết Chương trình phối hợp về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp giữa hai đơn vị, phát huy vai trò của lực lượng khoa học và công nghệ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng nhanh chóng những công nghệ mới, hiện đại vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Sau khi Chương trình được ký kết, đầu mối của 2 đơn vị là Vụ Khoa học và Công nghệ và Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ tổ chức các buổi làm việc, trao đổi, thống nhất cách thức triển khai; đồng thời xác định một số nhiệm vụ ưu tiên đặt hàng triển khai trong Kế hoạch khoa học và công nghệ 2023 - 2024 của Bộ Công Thương để phối hợp với Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hai đơn vị đã nhanh chóng thiết lập được kênh trao đổi, cung cấp thông tin. Bộ Công Thương đã tiếp nhận, xem xét và giao các đơn vị trong VAST thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phù hợp với định hướng ưu tiên trong Chương trình (tập trung vào lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp vật liệu).

Theo đề nghị của Bộ Công Thương, VAST cũng đã tích cực tham gia công tác góp ý các văn bản quy định của Bộ Công Thương: Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương, Thông tư thay thế các Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương… Đồng thời, giới thiệu các chuyên gia có trình độ, uy tín để tư vấn hoặc tham gia các Hội đồng khoa học và công nghệ của Bộ.

Cùng với đó, công tác truyền thông, thông tin khoa học và công nghệ được đẩy mạnh; các đơn vị truyền thông của hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc đưa thông tin hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương và VAST lên các website chính thống của mình. VAST đã cung cấp thông tin cho Báo Công Thương về các ấn phẩm, thông tin khoa học và công nghệ nổi bật của VAST khi được phát hành.

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Kế hoạch 2024, Bộ Công Thương đã nhận được 11 đề xuất từ phía Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau khi được các Hội đồng chuyên môn xem xét, Bộ Công Thương đã đưa vào Kế hoạch KH&CN năm 2024 của Bộ 5 nhiệm vụ (4 nhiệm vụ lĩnh vực công nghệ sinh học và 1 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu). 5 nhiệm vụ đã phê duyệt nội dung, kinh phí, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhưng chưa có kinh phí giao thực hiện.

Đối với các nhiệm vụ này, dự kiến khi Bộ có nguồn kinh phí bổ sung sẽ được rà soát, cân đối và phân bổ theo quy định. Trong 5 nhiệm vụ, có 1 Dự án sản xuất thử nghiệm; 4/5 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học; 1 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu. Đây cũng là những nhiệm vụ nằm trong các lĩnh vực được ưu tiên Chương trình phối hợp của 2 đơn vị. Dự kiến kết quả thực hiện nhiệm vụ đều có tính ứng dụng cao trong các doanh nghiệp của ngành Công Thương.

Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục giao VAST thực hiện 3 nhiệm vụ đã được ký kết từ năm 2022; với tổng kinh phí là 11,730 tỷ đồng, thực hiện giai đoạn 2022-2024. Đây đều là các đề tài R&D thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học (2 nhiệm vụ) và công nghệ vật liệu (1 nhiệm vụ).

分享到: