Mỹ phẩm đang dần trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại,ângcaonănglựcthửnghiệmantoànmỹphẩgiai vo dich quoc gia nhat ban chúng không chỉ phục vụ cho mục đích làm đẹp mà còn có tác dụng chăm sóc sức khoẻ. Các sản phẩm mỹ phẩm hiện đang lưu hành trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, công năng, thương hiệu, mẫu mã, kéo theo đó chất lượng của sản phẩm cũng là một biến số.
Việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không an toàn trong thời gian dài đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như: gây teo da, phản ứng da, viêm da dị ứng tiếp xúc..., tác dụng phụ toàn thân là ức chế trực tiếp lên tuyến yên-thượng thận, thậm chí có thể gây ung thư.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng gây tác hại xấu đến sức khỏe
Vì thế, công tác kiểm soát chất lượng của nhóm sản phẩm này cần được đẩy mạnh và quan tâm đúng mức. Ngày 02/9/2003, Chính phủ Việt Nam đã ký “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý và sử dụng mỹ phẩm”. Ngày 20/01/2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 06/2011/TT-BYT “Quy định về quản lý mỹ phẩm” gồm 11 chương, 53 điều và được điều chỉnh thành văn bản hợp nhất 07 - 07/VBHN-BYT ban hành ngày 16/03/2021 – Thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm.
Công tác đánh giá chất lượng mỹ phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cả hệ thống kiểm nghiệm nhằm kiểm soát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự an toàn của mỹ phẩm. Trong đó, quan trọng nhất là việc kiểm soát sự hiện diện của các chất trong danh mục cấm hoặc bị giới hạn về nồng độ, hàm lượng cho phép cũng như các vi sinh vật có hại hoặc gây hư hỏng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường.
Ngoài ra, để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật không mong muốn, hiệu quả ức chế vi sinh vật của các chất bảo quản cũng cần được đánh giá để đảm bảo chất lượng trong suốt vòng đời của sản phẩm. Tổ chức ASEAN cho đến nay mới chỉ ban hành được 8 phương pháp hòa hợp chung bao gồm: định tính và định lượng một số kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg; tretinoin, 2-phenoxyethanol, một số alkyl 4-hydroxybenzoat (nhóm paraben), hydroquinon, một số chất màu cấm và một số glucocorticoid trong mỹ phẩm.
Thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) với vai trò là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm và năng lực chuyên môn kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Tất cả phương pháp thử mà QUATEST 3 đã triển khai và đưa vào áp dụng đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về ngưỡng hàm lượng quy định theo các tiêu chuẩn của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, Châu Âu và Hoa Kỳ.
顶: 688踩: 395
【giai vo dich quoc gia nhat ban】Nâng cao năng lực thử nghiệm an toàn mỹ phẩm
人参与 | 时间:2025-01-10 19:05:43
相关文章
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- Du khách Trung Quốc đổ xô đến Macao nhân ngày nghỉ lễ 1/5
- Xuất hiện chiêu lừa 'phụ huynh của lớp' nhắm vào học sinh ở Hà Nội
- Bắt giữ nhiều vụ xuất lậu hàng qua cảng Sài Gòn
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- Phác họa triển vọng xuất khẩu nửa cuối năm
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THCS Lê Quý Đôn 2023
- DNTN gương kính Văn Minh bị dừng làm thủ tục hải quan
- Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- Doanh thu của ngành IT Ấn Độ có thể đạt 350 tỷ USD vào năm 2025
评论专区