Ô nhiễm không khí ở Việt Nam,àNộiChấtlượngkhôngkhíbịảnhhưởngbởinồngđộbụsoi kèo trận torino đặc biệt ở khu vực đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là vấn đề môi trường được cộng đồng xã hội rất quan tâm. Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trường không khí của Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội cho biết, thành phố đã lắp đặt và đang vận hành ổn định 10 trạm quan trắc không khí, gồm 2 trạm quan trắc cố định và 8 trạm cảm biến do Sở TN&MT là cơ quan quản lý. Các trạm quan trắc nhằm cung cấp số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí, công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí tạo cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và lập quy hoạch chính sách về bảo vệ môi trường Thủ đô. Về kết quả quan trắc của 10 trạm trong năm vừa qua cho thấy, chất lượng môi trường không khí của Hà Nội bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các nồng độ: PM2.5; PM10 và NO2, trong đó 3 trạm có nồng độ cao vượt mức cho phép là Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng và Minh Khai. Diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi theo các khung giờ trong ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm nói chung có xu hướng thấp từ tháng 6 tới tháng 10; tăng cao từ tháng 11 đến tháng 1/2018. Nồng độ PM25 và PM10 ven đường giảm trong dịp Tết nguyên đán do các phương tiện tham gia giao thông giảm. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí được công bố công khai trên cổng thông tin. Do vậy người dân có thể theo dõi diễn biến chất lượng không khí hàng ngày của Thủ đô. Khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do hoạt động giao thông. Ảnh Tiền Phong |