您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【ti so y】3 thách thức cản chân nông sản Việt 正文
时间:2025-01-09 13:20:22 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
Ông đánh giá như thế nào về những thách thức đặt ra cho XK nông sản trong năm 2019 cũng như tương la ti so y
Ông đánh giá như thế nào về những thách thức đặt ra cho XK nông sản trong năm 2019 cũng như tương lai xa hơn?áchthứccảnchânnôngsảnViệti so y
Việt Nam sau quá trình đổi mới, đặc biệt là năm 2018, sản xuất nông sản Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu của gần 100 triệu dân mà còn tạo ra khối lượng sản phẩm XK tới 42 tỷ USD, trong đó có 10 nhóm ngành hàng nông nghiệp có giá trị XK 1 tỷ USD trở lên. Phải khẳng định, đây là một bước tiến rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như chuỗi giá trị ngành hàng nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên năm 2019 và thời gian tới, để hàng nông sản tham gia sâu hơn chuỗi nông sản giá trị toàn cầu là thách thức rất lớn. Có thể nói về ba nhóm thách thức cơ bản:
Thứ nhất, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế; đòi hỏi phải tiếp tục tổ chức lại nền sản xuất dựa trên hộ nhỏ lẻ với 8,6 triệu hộ thành một nền nông nghiệp tập trung hướng đến hàng hóa, có quản trị.
Thứ hai, thách thức, nguy cơ còn đến từ tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam là 1 trong 5 nước tổn thương lớn nhất về biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn 2015-2018, mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1-2 tỷ USD từ thiên tai. Chúng ta phải tổ chức nền sản xuất nông nghiệp để thích ứng được với biến đổi khí hậu. Việt Nam phải có những giải pháp tổng thể, lựa chọn đối tượng sản xuất cho đến quy trình, các bước khác với phương châm là biến bất lợi thành lợi thế. Đây mới là lựa chọn khôn ngoan.
Thứ ba, đến từ quá trình hội nhập sâu rộng. Việt Nam có xuất phát điểm thấp khi GDP bình quân đầu người mới đạt 2.574 USD, so với các nước có tiềm năng rất lớn về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và bối cảnh thị trường mở là một sự cạnh tranh khốc liệt.
Kể từ sau năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, các nước có xu hướng chung là tập trung chăm lo, ưu tiên đầu tư cho khu vực nông nghiệp, lấy đây là khu vực để không chỉ đảm bảo sự ổn định an ninh chung mà còn là một hướng ưu tiên số 1. Vì thế, khi Việt Nam muốn tham gia XK chuỗi giá trị toàn cầu phải chịu áp lực cạnh tranh rất quyết liệt. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, chế ngự được 3 nút thắt, tồn tại, bất cập lớn này mới mong hàng nông sản Việt XK tốt hơn, thúc đẩy cho sản xuất phát triển.
Thời gian qua, XK nông sản ghi nhận mức độ tăng trưởng khá khả quan, song thực tế là đến nay, xây dựng thương hiệu cho nông sản XK vẫn là điểm yếu dai dẳng. Bộ trưởng có bình luận gì về điều này?
Muốn xây dựng thương hiệu sản phẩm đòi hỏi một quá trình. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước đều vậy. Việt Nam từ một nước thiếu ăn trở thành nước đủ ăn và mới sang giai đoạn hàng hóa. Hiện nay, cả Chính phủ, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN cũng như người dân đều đang rất mong muốn có thể xây dựng thương hiệu, tổ chức hàng hóa, tiến tới từng bước một sẽ có những nông sản thứ hạng đi sâu vào đời sống chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là mong muốn chung, chắc chắn rất gian khó, đòi hỏi quyết tâm phải đồng bộ, nhất là nền kinh tế dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ là chính như hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới như hiện nay, việc thúc đẩy sản xuất, XK nông sản vững bền không chỉ là việc riêng của ngành nông nghiệp. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
Đúng là câu chuyện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải là chuyện của riêng của Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương. Đây là sự đòi hỏi tái cơ cấu một ngành hàng kinh tế, đòi hỏi sự vào cuộc chung của cả ba trục.
Trục thứ nhất là khu vực Chính phủ. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh. Đi đôi với các nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế là cải cách hành chính thông thoáng nhất, tiện lợi nhất. Đây là việc của các bộ, ban, ngành.
Trục thứ hai là các DN, hiệp hội, ngành hàng. Trong hội nhập cũng như trong tổ chức hàng hóa hiện nay, nếu không có DN chắc chắn không thể có thành công. DN sẽ là hạt nhân trong chuỗi liên kết. Việt Nam hiện nay tự hào có 10.000 DN trực tiếp sản xuất trong khu vực nông nghiệp, có khoảng 49.000 DN chế biến tham gia ở những phân khúc khác nhau, tạo ra sản phẩm phụ trợ nông nghiệp. Chúng ta phải coi đây là một thành tố rất tốt, trên nền tảng đó kết hợp phát triển nhiều hợp tác xã. Theo chương trình phát triển, từ nay đến năm 2020 sẽ có 50.000 hợp tác xã. Làm sao để 8,6 triệu hộ nông dân liên kết chặt chẽ với 50.000 hợp tác xã với hơn 10.000 DN hiện tại. Như vậy, chúng ta mới hình thành được sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực sản xuất, khu vực chế biến và tổ chức thị trường, tiến tới có thể thành công.
Trục thứ ba là người dân. Người dân không thể đứng đơn lẻ. Một mình không thể hội nhập, không thể sản xuất hàng nông hóa cung ứng cho thị trường đòi hỏi ngày càng cao mà phải tuân thủ bằng sự liên kết của chính mình, phải vào hợp tác xã, phải khởi nghiệp.
Như vậy, 3 trục là trục Chính phủ; DN, doanh nhân và người dân phải cùng đồng hành trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế. Tin tưởng với những nhóm giải pháp đặt ra, Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong cuộc hội nhập tới đây về nông sản.
Bên cạnh XK, nội địa cũng là thị trường đầy tiềm năng của nông sản Việt, đặc biệt khi thương mại quốc tế ngày càng có nhiều biến động khó lường như hiện nay. Theo Bộ trưởng, đây có phải là một hướng đi khả thi, cần đẩy mạnh của nông sản Việt thời gian tới?
Phát triển kinh tế là vì người dân. Đất nước hiện nay tự hào có dân số gần 100 triệu dân nên trước tiên phải chăm lo chính người dân nước mình. XK cũng là một giải pháp để lấy lợi nhuận về phục vụ đời sống nhân dân.
Xu hướng tất cả các nền kinh tế phát triển thì phải lấy nội nhu làm trọng mới bền vững. Xu hướng chung là các biến cố trên thương trường thế giới sẽ xảy ra nhiều hơn, khó đoán định hơn. Trước tiên, phải lấy mục tiêu thị trường nội nhu, thị trường trong nước làm nền tảng, từ đó bứt phá mở rộng chắc chắn ra các thị trường khác. Đây không chỉ là mục tiêu mà đây còn là giải pháp, động lực để có thể xây dựng, phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Năm 2019, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt trên 43 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm nông sản chính đạt 21 tỷ USD; thủy sản đạt 10,5 tỷ USD; lâm nghiệp đạt 10,5 tỷ USD; chăn nuôi đạt 0,8 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng khác. Mục tiêu phát triển thị trường nông sản 2019 sẽ bám sát phương hướng nhiệm vụ của ngành, nhất là các mục tiêu tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm đặc sản địa phương theo mô hình “mỗi xã phường một sản phẩm”. |
Fighting wastefulness: a national imperative2025-01-09 13:03
Đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam2025-01-09 12:38
Học viện Tài chính khai giảng hệ đại học chính quy khóa 592025-01-09 12:04
Tín hiệu tích cực về dữ liệu tồn kho, giá cà phê xuất khẩu chấm dứt chuỗi tăng2025-01-09 11:55
Tây Ninh Smart2025-01-09 11:47
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Cộng hòa Séc2025-01-09 11:45
Đề xuất 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức2025-01-09 11:28
Hà Nội: Hàng loạt đường phố sắp được mở rộng, cải tạo2025-01-09 11:18
Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao2025-01-09 11:14
Ký ức về “Đại tướng Nhân dân” Lê Đức Anh2025-01-09 10:36
Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công2025-01-09 12:26
Việt Nam là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc2025-01-09 12:00
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Lào Cai tăng mạnh2025-01-09 11:56
Thủ tướng: Hội nhập quốc tế góp phần nâng cao vị thế quốc gia2025-01-09 11:43
Tây Ninh Smart2025-01-09 11:39
Lạng Sơn: Hàng chục nghìn tấn nông sản được thông quan trong Tết Giáp Thìn2025-01-09 11:29
Ngành Tài chính đồng lòng thi đua chiến thắng dịch Covid2025-01-09 11:10
Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil tạo sức ép lên giá cà phê xuất khẩu2025-01-09 10:56
Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội2025-01-09 10:40
Rà soát, chấn chỉnh để thị trường đi tiếp quỹ đạo an toàn, minh bạch2025-01-09 10:35