当前位置:首页 > Thể thao > 【ket qua c2 chau au】Mở rộng nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm y tế 正文

【ket qua c2 chau au】Mở rộng nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm y tế

来源:Empire777   作者:Cúp C2   时间:2025-01-25 23:01:25
Mở rộng nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm y tế
Nhân viên Bảo hiểm xã hội tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh tư liệu

Giảm chi phí quản lý quỹ, tăng tỷ lệ thanh toán bảo hiểm y tế

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày tại phiên họp Quốc hội sáng 24/10, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cần thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, khắc phục các bất cập của luật hiện hành, trong đó có các quy định về chuyển từ 4 tuyến khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) sang 3 cấp chuyên môn kỹ thuật để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đồng bộ với Luật KBCB.

Để tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người tham gia BHYT, dự thảo sửa đổi quy định về KBCB đúng tuyến và không đúng tuyến (thông tuyến) được cập nhật theo cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật KBCB năm 2023; bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao.

Trường hợp người mắc bệnh mãn tính chuyển về cấp thấp hơn được sử dụng thuốc như cấp cao hơn và điều chỉnh tỷ lệ hưởng BHYT trong một số trường hợp để phát huy vai trò của y tế cơ sở. Dự thảo cũng bổ sung một số đối tượng cần được Nhà nước hỗ trợ để tăng bao phủ BHYT toàn dân.

Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung cơ chế cho phép các cơ sở có thể điều chuyển thuốc từ nơi sẵn có và thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH theo giá thanh toán BHYT, khả thi hơn hình thức thanh toán trực tiếp do người bệnh tự mua. Điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ chi phí quản lý quỹ BHYT từ 5% còn 4% để tăng chi trực tiếp cho khám bệnh, chữa bệnh từ 90% lên 91% từ đầu năm, tiết kiệm thủ tục, thời gian phân bổ, điều chỉnh kinh phí.

Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí việc bổ sung đối tượng tham gia BHYT, trách nhiệm đóng và phương thức đóng BHYT quy định tại dự thảo Luật. Với các nhóm đối tượng mới, cơ quan thẩm tra đề nghị đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện tác động đến ngân sách nhà nước, quỹ BHYT.

Đối với quy định tại Điều 21 và Điều 22 được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi hưởng, mức hưởng BHYT đối với một số đối tượng, Ủy ban Xã hội đề nghị ban soạn thảo chỉ điều chỉnh mức hưởng, phạm vi được hưởng với một số nhóm đối tượng khi đã đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện; bảo đảm bình đẳng về quyền lợi giữa các đối tượng tham gia BHYT có tính chất tương đồng.

Cũng theo Ủy ban Xã hội, khoản 3 Điều 22 sửa đổi quy định về “thông cấp KBCB” theo hướng mở rộng thêm một bước, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHYT. Theo đó, quỹ BHYT chi trả như khi đi KBCB đúng quy định trong trường hợp người bệnh tự đến cơ sở KBCB thuộc cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo; KBCB tại các cơ sở thuộc cấp KBCB ban đầu và một số cơ sở thuộc cấp KBCB cơ bản trên toàn quốc và KBCB tại cơ sở KBCB chuyên sâu với lộ trình phù hợp.

Tuy nhiên, cần đánh giá tác động thêm đến khả năng cân đối quỹ BHYT cũng như tổ chức, hoạt động của hệ thống KBCB, trong đó có y tế cơ sở để đưa ra biện pháp bảo đảm thực hiện phù hợp.

Theo báo cáo của Chính phủ, việc tăng tỷ lệ thanh toán này có nguy cơ phát sinh khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hệ thống y tế cơ sở, gây quá tải ở tuyến trên, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KBCB, tăng chi phí từ Quỹ BHYT ước tính chưa đầy đủ là khoảng hơn 1.131 tỷ đồng mỗi năm.

Đề nghị cho thanh toán với khám sức khỏe sàng lọc

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội) cho biết, tỷ lệ tham gia BHYT của nước ta khá cao, toàn quốc là 93,35%, riêng Hà Nội là 94,5%. Đối với nhiều người dân, đặc biệt là với những người mắc bệnh hiểm nghèo, BHYT thực sự là “phao cứu sinh”. Do đó, luật này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe, đời sống người dân.

Đồng tình với việc mở rộng phạm vi người được hưởng BHYT, đại biểu đề nghị mở rộng thêm việc thanh toán BHYT đối với các loại hình KBCB mới như KBCB từ xa, tổ chức y học gia đình, để giảm tải cho bệnh viện lớn, tạo điều kiện cho y tế cơ sở phát triển.

Ngoài ra, đại biểu đoàn Hà Nội cũng đề nghị mở rộng phạm vi thanh toán BHYT cho việc vận chuyển người bệnh đi cấp cứu; khám chữa bệnh sàng lọc, khám chữa bệnh dự phòng. Những bệnh hiểm nghèo nếu phát hiện sớm sẽ giảm chi phí chữa bệnh cho người dân, cho quỹ BHYT, đại biểu cho biết và đề nghị Bộ Y tế cần ban hành quy trình khám sức khỏe sàng lọc, do BHYT chi trả.

Nêu số liệu cho biết Việt Nam có 2,6 triệu người cao tuổi chưa có BHYT, đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) đề nghị cân nhắc hạ thấp lứa tuổi thuộc đối tượng được hỗ trợ BHYT xuống 70 tuổi.

Cũng về tăng mức hỗ trợ, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đề nghị xem xét, tăng mức hỗ trợ từ ngân sách cho học sinh, sinh viên và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp, từ 30% lên tối thiểu 50% mức đóng để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng này.

Theo đại biểu, hiện nhóm đối tượng này được hỗ trợ 30%, tự đóng 70%. Tuy nhiên, vừa qua khi mức lương cơ sở tăng thêm 30% thì giá trị thẻ BHYT cũng tăng thêm 30%. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia BHYT thuộc đối tượng này phải chi từ tiền túi của họ tăng thêm 30% so với trước đây, tương đương với 884 nghìn đồng/người/năm, thay vì trước đây chỉ mất 680 nghìn mỗi năm.

Thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám chữa bệnh

Ủy ban Xã hội đánh giá cao đề xuất của Chính phủ khi bổ sung quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở KBCB, chi phí dịch vụ cận lâm sàng của người bệnh để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT cũng như bảo đảm tính kịp thời trong KBCB.

Tuy nhiên, để giải quyết được căn cơ quyền lợi của bệnh nhân BHYT đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định tại khoản 4 Điều 31 cơ chế thanh toán thông qua bệnh viện hoặc trực tiếp cho người bệnh khi phải tự mua thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

标签:

责任编辑:La liga