Giáo dục muốn phát triển cần có những cuộc cách mạng,ọccáchthíchứngvớimọiđổtỷ lệ nhà cách mạng về tư tưởng, đạo đức, hành vi và nhất là cách mạng trong nhận thức trên lĩnh vực giáo dục. Bất cứ thời đại nào, trọng người tài là vấn đề sinh tử để tri thức, giống nòi tồn vong. Lấy chất lượng đặt lên hàng đầu là hợp lý, nếu như tiến hành đúng quy trình, nghiêm túc và thật sự dân chủ, công khai và nhất là phải thật sự công bằng. "Sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Và đây không phải là chủ trương mới mà là chủ trương khác. Nói không mới vì nâng cao chất lượng giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của một nền giáo dục từ khi nó được ra đời. Nói khác vì từ lâu, trong nhận thức của không ít người dân: "Nghề giáo nghèo nhưng thanh cao và ổn định". Với quan niệm ấy, không ít gia đình định hướng cho con em mình vào sư phạm để rồi thấy hài lòng vì cái nghề ít “đụng chạm" tới ai, đồng thời, đã vào biên chế rồi thì khỏi lo thất nghiệp. Do vậy, chủ trương"bỏ biên chế" khởi thảo, đã tác động tới một "thành trì kiên cố" trong nhận thức lâu nay. Thật ra, "mới" hay "khác" nằm ở sự nhận thức của người khởi xướng, tâm thế đón nhận của công chúng và nhất là đội ngũ giáo viên. Với những giáo viên có tài năng, tâm huyết, đam mê với nghề, thì dù bất cứ đâu, môi trường nào họ vẫn tồn tại được. Và sẽ phát triển hơn khi ở đó thực sự biết trân quý người tài. Yếu tố cạnh tranh lành mạnh được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển dân trí, nhất là khi giáo viên cùng thi đua, trường - trường cùng thi đua. Điều mà chắc hẳn thầy cô nào cũng biết (dù không nói ra): Một giờ thao giảng chất lượng dạy sẽ khác một giờ dạy bình thường. Bởi ở đó, có sự tham gia đánh giá của nhiều đồng nghiệp, vì vậy, nhất thiết đòi hỏi người đứng lớp phải đầu tư, tìm hiểu kiến thức hơn những tiết học hàng ngày. Để rồi, mỗi một giáo viên sẽ tự đánh giá rằng: “Có đầu tư hơn thì có khác”. Vấn đề đặt ra, vậy tại sao, thầy cô không chăm chút tiết dạy bình thường như một giờ thao giảng, dự giờ hay thi giáo viên giỏi? Câu trả lời sẽ là: Có! Đã từng có! Đang có! Sẽ có! Nhưng, thường xuyên có thì không nhiều người. "Xóa bỏ biên chế" đồng nghĩa “chấm hết” cho thái độ bàng quan, tâm lý ù lỳ không thích phấn đấu, nâng cao chuyên môn ở một bộ phận giáo viên thỏa mãn với cụm từ "giáo viên chính thức". Để từ đây, họ sẽ phải thi đua, phấn đấu để "tồn tại". Xét về góc độ xã hội học, thực sự đây là cuộc đua. Người giỏi, nhiệt huyết sẽ là người đi sâu vào chặng đường phía trong, ai yếu kém sẽ bị đào thải. Người có lợi nhất chính là học sinh vì các em được coi là trung tâm của một nền giáo dục. Vì vậy, thay vì cứ xôn xao, lo lắng, tại sao không tranh thủ mấy tháng hè và những ngày sau đó tự nâng cao chuyên môn, bởi tự trang bị cho mình những yếu tố cần sẽ tốt hơn khi chúng ta cảm thấy bất an. Tin tưởng vào một khởi thảo lấy chất lượng dạy thật học thật hơn hay cứ mặc kệ cho một tư duy chạy theo hình thức. Nhưng thiết nghĩ, muốn làm nên làm từ gốc. Thay vì đào tạo ồ ạt ở các trường cao đẳng, đại học với đầu vào chỉ 14, 15 điểm (tức là ở ngưỡng học lực trung bình), thay vì xét tuyển thì nên thi tuyển công bằng; ổn định thay vì đổi mới chương trình xoành xoạch khiến không chỉ thầy cô mà cả phụ huynh, học sinh như "cá nằm trên thớt". Và, tiền, lương không phải là yếu tố quyết định nhưng nó quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới sự chuyên tâm của những người được vinh danh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Tuy nhiên, đã chọn nghề nào thì dù có được vinh danh hay thầm lặng, lương thấp hay cao, vẫn cứ phải làm đúng trọng trách của mình. Chừng nào giáo viên còn đứng trên bục giảng thì chừng đó phải không ngừng tu dưỡng bản thân và nhất là kiến thức. Đó là cách để tạo dấu ấn trong lòng học sinh và tự khẳng định năng lực thực sự của mình. Đó mới là giải pháp duy nhất để có thể thích ứng với mọi sự đổi thay… HỒ THỊ QUỲNH LÂM |