您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【ty le.keo 5】Niêm yết giá: Tiểu thương đối phó, người dân chịu thiệt

Empire7772025-01-25 11:45:50【Ngoại Hạng Anh】0人已围观

简介Đủ kiểu đối phóQuy định niêm yết giá của Bộ Công Thương đã có ty le.keo 5

Đủ kiểu đối phó

Quy định niêm yết giá của Bộ Công Thương đã có từ lâu,êmyếtgiáTiểuthươngđốiphóngườidânchịuthiệty le.keo 5 tuy nhiên cho tới nay nhiều tiểu thương vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, chỉ mang tính chất đối phó.

Theo quan sát của PV Chất lượng Việt Nam, trên địa bàn Hà Nội, ngoài các siêu thị lớn như BigC, Metro, FiviMart… có đề giá nghiêm túc, rõ ràng, còn đa phần các cửa hàng, khu chợ đều không ghi giá vào sản phẩm.

Tại một quán café trên đường Tô Hiệu (Cầu Giấy), chủ quán chỉ niêm yết giá các loại đồ uống, còn những đồ ăn như hạt dưa, hạt dẻ, hướng dương… chỉ có tên trong thực đơn chứ không ghi giá. Trang, nhân viên phục vụ tại quán café này giải thích: “Những loại hạt này giá nhập vào bấp bênh, thường xuyên tăng hoặc giảm nên việc thay đổi giá rất bất tiện. Vì tờ thực đơn là in sẵn nên cửa hàng chỉ in được giá đồ uống, còn giá đồ ăn kèm theo hầu hết không ghi vào đây”.

Nhiều cửa hàng xe đạp cũng không thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá sản phẩm
Nhiều cửa hàng xe đạp cũng không thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá sản phẩm

Đối với những cửa hàng nhỏ lẻ, bán đồ phụ kiện như giày dép, túi xách, tình trạng này xảy ra thường xuyên. Theo khảo sát tại một số cửa hàng tại chợ Xanh (Cầu Giấy), chủ quán chỉ ghi giá vào một số mặt hàng để ở kệ bên ngoài, khách hàng và lực lượng chức năng dễ nhìn thấy, còn phần lớn sản phẩm đều không đề giá. Chủ cửa hàng quần áo tại đây nói: “Đa phần hàng nào ở đây cũng vậy. Chúng tôi mà ghi giá đúng vào hết thì làm gì còn lãi nữa. Khi có ai vào mua hàng, mình cứ nói một giá, họ còn được mặc cả nữa cơ mà, nếu thấy hợp lý, có lãi thì mình bán, không thì thôi”.

Tưởng chừng với những sản phẩm “bình dân” chủ quán mới “lách luật”, nhiều mặt hàng như đồ nội thất, xe đạp, thậm chí xe máy cũng đề giá một cách mập mờ. Tại một cửa hàng xe đạp trên phố Bà Triệu, chỉ có một số xe được niêm yết giá, còn lại đều “trống không”. Khi thấy chúng tôi thắc mắc, chủ cửa hàng còn biện bạch: “Tôi cũng có nghe nói, nhưng mình cũng phải xem mấy cửa hàng khác như thế nào rồi mình làm theo. Mà có khi ở mỗi quán lại ghi một giá khác nhau, tùy xem người bán lấy lãi nhiều hay ít, như vậy thấy việc niêm yết vào cũng bằng hòa”.

Khổ người mua

Về vấn đề niêm yết giá cho mỗi sản phẩm bày bán, hầu hết ý kiến người bán đều cho rằng việc làm này gây mất thời gian cũng như gây khó khăn cho họ trong quá trình bán hàng nên không ít người đã lờ đi. Tuy nhiên, chính hành động này lại khiến người tiêu dùng bị “móc túi” mà không hay biết.

Cụ thể như việc đi chợ mua thức ăn của các bà nội trợ hàng ngày. Cùng một cân khoai tây nhưng có người mua giá 15.000 đồng, có người không biết mặc cả bị mua đắt với giá 18.000 đồng.

Giày dép cũng không phải ngoại lệ

Tại một cửa hàng giày dép trong chợ Ngã Tư Sở, một khách hàng nữ vừa bước ra cửa hàng với đôi giày trên tay đã than thở với bạn: “Mình không biết mặc cả nên bị mua đắt, có chị cũng mua một đôi y như này mà rẻ hơn mình 20.000 đồng”. Tại nhiều khu chợ, chủ quán thường “hét” giá lên gấp đôi, thậm chí gấp ba giá gốc. Do vậy, người mua hàng phải biết cách mặc cả, nhìn chất liệu sản phẩm mà đoán giá thì mới không lo bị mua đắt.

Thu Thảo, sinh viên Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, chia sẻ: “Em rất ngại mua đồ trong chợ, vì vào đó mình không biết mặc cả, rất dễ bị mua “hớ”. Nếu hôm nào có ý định vào chợ mua đồ em cũng phải rủ thêm bạn đi cùng, có gì còn bàn bạc với nhau”.

Không riêng gì mặt hàng quần áo, giày dép, các loại bánh kẹo, sữa cũng nằm trong diện giá cả chênh lệch. Nhiều cửa hàng có ghi giá các sản phẩm này, tuy nhiên mỗi cửa hàng lại ghi một giá khác nhau, chênh lệch vài nghìn đến vài chục nghìn nên người tiêu dùng cũng không thể biết.

Thực tế cho thấy, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam rất hoang mang về quyền lợi của mình. Họ bỏ tiền ra mua thứ mình cần nhưng lại không biết giá trị thực của nó là bao nhiêu, không biết mua có bị đắt hay không. Thành thử khi đi mua đồ thì chỉ ước chừng, nếu cảm thấy hợp túi tiền thì chấp nhận mua.

Việc các cửa hàng không niêm yết giá sản phẩm hay niêm yết giá khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi người tiêu dùng. Dẫu biết rằng việc giải quyết vấn đề này không chỉ là ngày một ngày hai, song người dân rất mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp, hành động thiết thực để bảo vệ quyền lợi của họ.

Thu Huyền

 

很赞哦!(4)