【xếp hạng scotland】Triển vọng từ chuỗi đô thị động lực
Trong Định hướng phát triển đô thị giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Cà Mau xác định hệ thống đô thị Cà Mau gồm 10 đô thị hiện hữu và 10 đô thị hình thành mới. Các đô thị này là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, để Cà Mau cơ bản là tỉnh công nghiệp, cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong Định hướng phát triển đô thị giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Cà Mau xác định hệ thống đô thị Cà Mau gồm 10 đô thị hiện hữu và 10 đô thị hình thành mới. Các đô thị này là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, để Cà Mau cơ bản là tỉnh công nghiệp, cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Để hiện thực hoá định hướng trên, Cà Mau tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng đô thị, kiến trúc cảnh quan đồng bộ, từng bước hiện đại, tăng sức cạnh tranh giữa các đô thị trong vùng. Đồng thời, tỉnh đã và đang đầu tư phát triển 3 đô thị động lực: TP Cà Mau (đô thị loại II), thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn (đô thị loại IV) và thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (đô thị loại IV).
Những năm qua, TP Cà Mau có bước chuyển mình mạnh mẽ trên các lĩnh vực, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2020. (Trong ảnh: TP Cà Mau nhìn từ trên cao). Ảnh: DUY KHẢI |
Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau Huỳnh Thanh Dũng thông tin: “TP Cà Mau đã hoàn thiện các quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển thành phố như: triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; điều chỉnh quy hoạch phát triển TP Cà Mau đến năm 2030. Trong năm 2014 và 2015, TP Cà Mau triển khai thực hiện hơn 10 quy hoạch mới, nâng cấp đô thị làm cơ sở quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch, từng bước lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Hiện thành phố đã đầu tư xây dựng hoàn thành đoạn khu dân cư bờ kè phường 2, một số tuyến dân cư dọc kinh, rạch đã có quy hoạch đang và sẽ triển khai; hoàn thành xây dựng bờ kè dọc sông Cà Mau (đoạn từ cầu Cà Mau đến cầu Phan Ngọc Hiển) và tiếp tục triển khai đoạn từ cầu Phan Ngọc Hiển đến cống Cà Mau”.
Cùng với việc đầu tư phát triển đô thị Cà Mau, 2 đô thị động lực còn lại của tỉnh là thị trấn Sông Đốc và trị trấn Năm Căn đang được UBND tỉnh chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở định hướng phát triển đô thị, thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 của tỉnh.
Năm Căn là một trong những đô thị nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Ngày 27/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 66/2010/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Năm Căn.
Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên cho biết: “Là trung tâm kinh tế của Tiểu vùng Nam Cà Mau với tam giác động lực là Năm Căn - Tân Ân - Đất Mũi, thế mạnh của huyện là nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá. Và trong tương lai, khi hạ tầng phát triển đồng bộ, du lịch sinh thái cũng là thế mạnh quan trọng của huyện”.
Trong thời gian qua, hạ tầng đô thị Sông Đốc từng bước được đầu tư để đáp ứng theo tiêu chí đô thị loại IV. “Tổng mức đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội trong 5 năm qua trên 170 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước 165 tỷ đồng, còn lại huy động trong Nhân dân, gồm các công trình như: cầu Rạch Ruộng Nhỏ, bờ kè trước UBND thị trấn; xây dựng mới và sửa chữa hơn 23.000 m lộ bê-tông; hoàn thành quy hoạch chi tiết đô thị Sông Đốc”, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Sông Đốc Mai Thanh Hải cho biết.
Tạo sức bật mới
Theo điều chỉnh chung quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh, huyện Năm Căn quy hoạch phát triển giao thông đường bộ gắn với điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Năm Căn với quy mô đường cấp V đồng bằng.
“Đối với giao thông thuỷ, tiếp tục đầu tư nạo vét các tuyến sông, kinh rạch nhằm phát huy ưu thế về vận tải thuỷ gắn với bảo đảm sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản và làm lộ nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Năm Căn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 10.801,95 ha, dự kiến dân số đô thị đến năm 2030 khoảng 90.000 người. Hiện nay, Dự án khu tái định cư đường Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện với diện tích 4,7 ha, tổng nguồn vốn 58 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2016”, ông Trịnh Văn Lên cho biết thêm.
Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình theo ngành, lĩnh vực quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, giải pháp huy động nguồn lực đầu tư phát triển đô thị… Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Cà Mau Lê Thành Huấn cho biết: “Cà Mau đang thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị theo hình thức xã hội hoá, kêu gọi nhà đầu tư tham gia đầu tư trên tất cả các lĩnh vực”. |
Tương tự, Sông Đốc hưởng lợi rất lớn từ tuyến lộ Cà Mau - Sông Đốc. Tuyến đường hoàn thành đã rút ngắn được thời gian đi lại của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận tải. Hệ thống bến bãi đường thuỷ đô thị cũng được xây dựng, nâng cấp, đáp ứng khá tốt các nhu cầu vận tải, neo đậu tàu thuyền. Hiện nay, thị trấn có 1 cảng cá bên bờ Bắc sông Ông Đốc đảm bảo hậu cần nghề cá. Đồng thời, thị trấn cũng đã xây dựng khu neo đậu tránh, trú bão.
Trong tương lai, khi trở thành thị xã, Sông Đốc sẽ là đầu mối giao lưu, trao đổi hàng hoá của vùng ven biển với các vùng khác; là đô thị cảng có thế mạnh khai thác biển và các ngành công nghiệp, dịch vụ.
“Với sự phát triển của hạ tầng đô thị đã tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ. Thị trấn hiện có hơn 1.650 cơ sở sản xuất, kinh doanh, với 4.500 lao động thường xuyên; trong đó có 3 cơ sở đóng tàu, 140 công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân thu mua, chế biến các mặt hàng thuỷ sản, sản xuất nước đá và các cơ sở hàn tiện. Ngoài ra, thị trấn Sông Đốc còn phát triển mạnh dịch vụ nhà hàng, khách sạn”, ông Mai Thanh Hải cho hay.
Quyết định số 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khẳng định Cà Mau là 1 trong 4 tỉnh được ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống các đô thị, khu dân cư và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới để Cà Mau phát triển kinh tế - xã hội cũng như cơ hội để Cà Mau bứt phá vươn lên khẳng định vị thế./.
Phong Trúc
相关推荐
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Hợp tác giữa Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới phát triển trên nhiều lĩnh vực
- Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8
- Một chủ tịch huyện bị tạm đình chỉ công tác nợ số tiền lớn
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Hơn 100 người Hà Tĩnh sập bẫy vay tiền của giang hồ Hải Phòng
- Phó Thủ tướng: Lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải có hiệu quả kinh tế thì người dân mới làm
- Luật Tố cáo năm 2018: Có xử lý đối với tố cáo nặc danh ?