【lịch bóng tối nay】Ngành dệt may, da giày: Phấn đấu lấy lại đà tăng trưởng

时间:2025-01-10 09:38:28 来源:Empire777
Năm 2024,ànhdệtmaydagiàyPhấnđấulấylạiđàtăngtrưởlịch bóng tối nay ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU? Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may: Chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu

Năm 2023 dù về đích không đạt mục tiêu kỳ vọng, nhưng được nhìn nhận khả quan trong bối cảnh thị trường quá khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, cùng với những tín hiệu khởi sắc và những dự báo sáng về thị trường, ngành dệt may và da giày có thể tự tin lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024.

Bước sang năm 2024 có nhiều cơ hội sáng cho ngành dệt may
Bước sang năm 2024 có nhiều cơ hội sáng cho ngành dệt may

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 2023 là năm vô cùng khó khăn với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Sau hơn 1 thập kỷ luôn đạt mức tăng trưởng cao với con số xuất siêu ngày một tăng, năm 2023 xuất khẩu của Việt Nam bị chững lại, thậm chí tăng trưởng âm. Dệt may và da giày không nằm ngoài bối cảnh chung đó.

Bước sang năm 2024 có nhiều cơ hội sáng cho ngành dệt may và da giày hồi phục, lấy lại đà tăng trưởng. Hai ngành cũng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tương đương con số đạt được của năm 2022.

Bản thân các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành cũng có góc nhìn khả quan và tươi sáng hơn cho năm mới. Theo đó, bên cạnh yếu tố sáng từ thị trường thế giới thì ở trong nước, mặt bằng lãi suất cho vay hiện đã giảm đáng kể, giúp giảm sức ép chi phí lãi vay lên các doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ hiện nay có thể được kéo dài trong năm 2024. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được phê duyệt sẽ là một trong những lợi thế lớn.

Tuy nhiên, chính sách tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tại những thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may, da giày Việt Nam lại tạo ra thách thức cùng cơ hội mới. Cụ thể như việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như Chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”. Hay như Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức.

Trước những động thái đó của thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp dệt may, da giày trong nước đều nhìn nhận, phát triển bền vững không còn là chủ đề mới mẻ và muốn tham gia thành công vào chuỗi cung ứng bắt buộc phải tuân thủ. Khi tuân thủ các quy định này doanh nghiệp phải nâng cấp năng lực nội tại của chính doanh nghiệp từ công nghệ, quản lý, đến lao động... “Sức ép là không thể tránh nhưng bù lại doanh nghiệp có được năng lực canh tranh và vị trí vững chắc trong chuỗi cung ứng” - TS. Nguyễn Phương Nam - Chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên hợp quốc cho hay.

Dù cơ hội cũng như xu hướng phát triển xanh, bền vững đã được định hình rõ nhưng để có thể nắm bắt cơ hội, bắt nhịp xu hướng tăng trưởng, bên cạnh sự chủ động, doanh nghiệp dệt may, da giày trong nước mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa, nhất là về nguồn lực tài chính.

Theo đó, Nhà nước sớm triển khai gói 120.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho xây nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, qua đó ban hành các tiêu chí phù hợp để người có thu nhập thấp được thụ hưởng chính sách. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng lãi suất 2% đang triển khai rất chậm tại các ngân hàng thương mại, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Nhà nước nghiên cứu chuyển sang hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh để đáp ứng các quy định mới của thị trường.

Ngoài ra, đề nghị bỏ thuế VAT và thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa sản xuất xuất khẩu quy định tại Nghị định 18/2021/NĐCP; cho phép thương nhân nước ngoài có hiện diện hoặc không có hiện diện tại Việt Nam được áp dụng quy định xuất nhập khẩu tại chỗ.

推荐内容