【ty le keo c2】ICT Summit 2018: Hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số

时间:2025-01-11 01:26:09 来源:Empire777

du

Các đại biểu tham dự tọa đàm Xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.

Bộ Tài chính luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin

Chia sẻ về kế hoạch của Bộ Tài chính để tiến tới chính phủ số,ướngtớichínhphủsốvànềnkinhtếsốty le keo c2 Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin và xếp số một về chỉ số ICT index.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai chia sẻ, hiện nay đã có 99,8% doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thuế điện tử và 96% số doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Đối với hải quan, đã thực hiện hải quan điện tử, Chính phủ cũng đã giao hải quan là cơ quan thường trực để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Đến nay, đã kết nối 53 thủ tục hành chính với cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Những kết quả trên đã đáp ứng yêu cầu về quản lý và đòi hỏi thực tế, tuy nhiên vẫn cần cải cách hơn nữa để tạo thuận lợi cho người nộp thuế cũng như cải cách quá trình quản lý.

Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, ngay sau khi Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tiếp cận cách mạng 4.0, Bộ Tài chính đã triển khai tổ chức hội thảo, mời các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu trao đổi, thảo luận để tìm ra câu trả lời cho vấn đề áp dụng cách mạng 4.0 với ngành Tài chính.

Sau khi nghiên cứu, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết số 02 ngày 9/3/2018, mục tiêu của nghị quyết đến năm 2025 sẽ hoàn thành xây dựng nền tài chính điện tử, và cơ bản thiết lập nền tảng của tài chính số hiện đại, bền vững, công khai minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số.

Trong nghị quyết, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, theo các nhóm vấn đề như: cơ chế chính sách để thực hiện tài chính số và tài chính điện tử; xây dựng phát triển tài chính điện tử và hệ sinh thái tài chính số, đi vào từng lĩnh vực cụ thể đối với hệ thống thuế, hải quan.

“Cụ thể, đối với hải quan, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ vào hoạt động hỗ trợ người nộp thuế để trả lời người nộp thuế, hỗ trợ chính sách thuế với người nộp thuế cũng như hải quan. Công nghệ chuỗi khối kết nối sẽ ứng dụng vào quản lý kết nối như một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, hay phân tích dữ liệu lớn, dữ liệu mở xây dựng để ứng dụng trong phân tích rủi ro và phục vụ cho thanh tra kiểm tra thuế, thanh tra kiểm tra sau thông quan, cũng như phục vụ phân tích dự báo số thu. Công nghệ Internet kết nối vạn vật sẽ ứng dụng trong quản lý giám sát hải quan” - Thứ trưởng Vũ Thị Mai dẫn chứng.

Triển khai Nghị quyết 02, Bộ Tài chính ban hành kế hoạch hành động, với các đề án cụ thể, công việc cụ thể, thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành. Đặc biệt, chú ý tới tuyên truyền về nhận thức cách mạng 4.0. Bộ Tài chính đã tổ chức các lớp tuyền truyền cho lãnh đạo, các cán bộ chuyên về công nghệ thông tin, cho cán bộ nghiệp vụ về cách mạng 4.0 để từ đó thay đổi nhận thức của toàn bộ hệ thống tài chính.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai mong muốn các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham dự diễn đàn quan tâm và hợp tác với Bộ Tài chính để chương trình hành động sớm được thực hiện và mang lại thành công để Bộ Tài chính luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Doanh nghiệp sẵn sàng tham gia

Tại tọa đàm, ông Hannes Astok - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển chính phủ số Estonia chia sẻ, quyết tâm cao độ của Chính phủ Estonia cùng với khoản ngân sách 70 ngàn USD để triển khai dự án chính phủ điện tử đầu tiên. Đến nay, cổng dịch vụ công Estonia đã cung cấp đến 99% các dịch vụ thiết yếu (1.500 dịch vụ trực tuyến) cho người dân, doanh nghiệp và thiết lập các hệ thống quản lý đăng ký công dân, hệ thống xác thực thông qua mã số công dân điện tử (eID), xác thực thông qua số điện thoại (MobileID) cùng chữ ký số để thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên theo Chủ tịch Công ty cổ phần MISA Lữ Thành Long, chúng ta có thể học được kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử từ nhiều nước trên thế giới nhưng lại không thể mang một giải pháp hay các hệ thống ở nước khác để áp dụng tại Việt Nam ngay lập tức, bởi mỗi quốc gia có đặc thù khác nhau. Do đó, phải xây dựng các phần mềm hay ứng dụng hoàn toàn riêng biệt phù hợp với bối cảnh quốc gia.

Theo ông Lữ Thành Long, các doanh nghiệp Việt Nam am hiểu về luật pháp và đặc thù của Việt Nam, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu đặc thù mà Chính phủ yêu cầu. Ngoài ra, cho đến nay, lực lượng làm phần mềm Việt Nam không chỉ có đủ năng lực chuyên môn mà còn đủ về số lượng và chất lượng để có thể góp tay trong xây dựng chính phủ điện tử.

Ông Long cho rằng: "Nếu Chính phủ tin tưởng giao cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thì chúng tôi có đủ năng lực để thực hiện theo đúng những mong muốn phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam"./.

Theo Khảo sát của Ban tổ chức về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, khi được hỏi về 3 nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam phát triển nền kinh tế số, đa số ý kiến đều cho rằng việc xây dựng chính phủ số kiến tạo, hành động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao cho người dân, doanh nghiệp là quan trọng nhất (137 phiếu, tương đương 76,1%); kế đó là việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin với 104 ý kiến, tương đương 57%; và cuối cùng là phát triển hạ tầng số / kết nối liên thông và dữ liệu mở (90 ý kiến, tương đương 50%).

Về phía tổ chức, doanh nghiệp, 3 nhân tố được cho là quan trọng nhất để giúp đẩy nhanh chuyển đổi số là tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo (162, tương đương 90%); xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cụ thể (123 ý kiến, tương đương 68,3%) và cuối cùng là đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số (93 ý kiến, tương đương 51,7%).

Hồng Quyên

推荐内容