Học sinh Trường tiểu học Vĩnh Ninh test nhanh COVID-19 tại trường
Khuyến khích học sinh tầm soát
Với tinh thần khuyến khích học sinh tầm soát (test nhanh) của ngành giáo dục,ĐónhọcsinhtiểuhọctrởlạitrườngNỗlựctốtnhấtcóthểket qua bong da euro các trường đã động viên, khuyến khích phụ huynh trước khi các em trở lại trường. Phụ huynh có thể chọn một trong hai phương án là tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại nhà cho các em rồi gửi kết quả về cho nhà trường hoặc đem con đến trường tầm soát. Tính đến thời điểm này nhiều trường đã có 100% học sinh đã tầm soát xong, trong đó, có hơn 10% học sinh test nhanh COVID-19 tại trường. Một số trường, địa phương và một nhóm phụ huynh ở các lớp đã hỗ trợ kinh phí cho học sinh khi đến trường test nhanh COVID-19.
Tại Trường tiểu học Vĩnh Ninh, nhiều cô cậu bé khá chững chạc khi đợi đến lượt mình. Trong số 160 học sinh test nhanh COVID-19 tại trường, có khá nhiều lý do được đưa ra, người thì khó khăn về kinh tế khi nhà có hai con cùng học tiểu học, người thì sợ test không đúng quy trình nên đưa con lên trường test cho yên tâm. Chị Nguyễn Thị Lý, có con học lớp 2 Trường tiểu học Vĩnh Ninh cho hay: "Nghe tin mở cửa trường, tôi thực sự vừa mừng, vừa lo. Tôi đem con đến test nhanh COVID-19 tại trường cũng là muốn yên tâm về kết quả cũng như đến xem công tác trường chuẩn bị của trường từ phòng cách ly, phòng y tế, phòng học và các phương án của nhà trường khi có tình huống xảy ra”.
Ở Trường tiểu học Quang Trung, việc test nhanh COVID-19 cho học sinh diễn ra vào ngày mai trước khi vào học. Theo thống kê sơ bộ, khá nhiều em đăng ký đều test ở trường. Thầy giáo Nguyễn Thế Sinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Sau khi tham khảo ý kiến của phụ huynh, nhà trường sẽ phối hợp với y tế địa phương tiến hành test nhanh tại trường. Các em sẽ không tập trung đông tại sân trường mà em nào đăng ký sẽ được nhân viên y tế đến test tại lớp (một lớp dưới 20 em). Do các em test tại trường nên chi phí sẽ khá thấp, địa phương và nhà trường hỗ trợ cho phụ huynh khoản tiền này”.
Nắm chắc quy trình phòng chống dịch
Nhiều phụ huynh có con học tiểu học ở TP.Huế mong từng ngày để các em được trở lại trường học trực tiếp. "Trẻ cũng có nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt, vui chơi... Các con cũng ước ao được đến trường để gặp bạn bè, thầy cô. Hai con của tôi thường xuyên hỏi khi nào con được đi học lại? Các con đã ở yên trong nhà nhiều tháng rồi. Cần phải cho các con đến trường”, anh Lê Hân có con đang học lớp 3 tại Trường tiểu học Quang Trung cho biết, anh rất mong cho con trở lại trường vì ở nhà quá lâu ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý. Hơn nữa học trực tiếp sẽ tốt và hiệu quả hơn học trực tuyến.
Các trường tiểu học đồng loạt khử khuẩn trước khi đón học sinh trở lại
Tuy nhiên, anh Hân cũng không khỏi lo lắng khi con đến trường nhưng chưa tiêm vaccine. Sự lo lắng của phụ huynh cũng là điều dễ hiểu, song nhiều chuyên gia cho rằng, có những tác động xấu mà trẻ có thể gặp khi ở nhà học trực tuyến kéo dài. Trẻ ở trong nhà lâu sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và sức khoẻ tinh thần. Trong thời gian phải học trực tuyến ở nhà quá dài, nhiều em bị tổn thương sức khỏe tinh thần, rối loạn lo âu, trầm cảm. Sau một thời gian tương tác trên môi trường ảo, những kỹ năng sống, những tương tác trong môi trường thật của các con đã bị cùn mòn. Bây giờ quay trở lại, các con phải kích hoạt lại tất cả những kỹ năng tương tác trên môi trường thật...
Học sinh trở lại trường đòi hỏi một kịch bản, phương án tối ưu nhất để đảm bảo an toàn cho các em. Hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn đảm bảo tiêu chí an toàn chống dịch, từ mua sắm trang thiết bị y tế, tập huấn cho cả đội ngũ, chuẩn bị phòng cách ly… Nhiều trường đã tập huấn online cho tất cả phụ huynh và học sinh để bất cứ ai cũng nắm chắc quy định phòng chống dịch.
Theo cô Võ Thị Tú Khanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Thành, để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường, nhà trường khuyến khích giáo viên, học sinh tự tầm soát (test nhanh) và gửi kết quả về cho trường. Học sinh đến trường phải thực hiện nghiêm túc 5K. Mỗi phòng học chỉ tầm từ 15 đến 17 em, các em vào thẳng phòng kiểm tra, không ra sân chơi... Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đón học sinh để phát thẻ kiểm soát và hướng dẫn các em quét thẻ tại lớp.
Xây dựng nhiều phương án kiểm tra phù hợp
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, đối với học sinh tiểu học và lớp 6 các trường THCS học sinh đang dừng đến trường, từ ngày 27/12 đến hết 31/12/2021, các trường xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại trường và tổ chức kiểm tra trực tiếp bắt đầu từ ngày 3/1/2022. Tùy tình hình phòng dịch và điều kiện tại địa phương để xây dựng nhiều phương án kiểm tra kết thúc học kỳ.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra phòng chống dịch ở Trường tiểu học Thuận Thành
Trường hợp đặc biệt, không thể tổ chức được kiểm tra trực tiếp, nhà trường báo cáo lãnh đạo phòng GD&ĐT sớm có ý kiến chỉ đạo của Phòng và chính quyền địa phương, bảo đảm đủ điều kiện để tất cả các trường học được tổ chức kiểm tra trực tiếp. Riêng học sinh trong thời gian điều trị F0 hoặc đang cách ly không tham gia kiểm tra trực tiếp, sẽ được bố trí kiểm tra bổ sung vào thời điểm và hình thức phù hợp sau. Đây cũng là một giải pháp của ngành giáo dục Thừa Thiên Huế để kiên trì với mục tiêu chất lượng.
Việc kiểm tra trực tiếp, theo ông Nguyễn Tân, một mặt bảo đảm công bằng, khách quan; mặt khác nhằm đánh giá chính xác kết quả dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp tiếp theo cho phù hợp. Ông Tân cũng cho biết dự kiến sẽ có kế hoạch xin chủ trương UBND tỉnh để bố trí cho học sinh lớp 1, 2 học trên truyền hình suốt thời gian qua sẽ học trực tiếp trong thời gian 2 tháng hè (từ 15/6 đến 15/8) để đảm bảo đủ điều kiện lên học lớp cao hơn. Cùng với đó, khẳng định quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học trước ngày 31/5, không để ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dạy và học.
Đón một lượng lớn học sinh đến trường trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp là áp lực không nhỏ đối với các trường tiểu học ở Huế. Tuy nhiên, để đảm bảo phòng dịch tốt nhất, mỗi trường cần chủ động phương án tổ chức dạy và học phù hợp với điều kiện của trường mình để phụ huynh yên tâm khi các con dần thích ứng trong điều kiện học tập chưa thuận lợi.
Bài, ảnh: Huế Thu