当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【valencia vs girona】Quốc hội tổng kết nhiệm kỳ, kiện toàn nhân sự bộ máy Nhà nước 正文

【valencia vs girona】Quốc hội tổng kết nhiệm kỳ, kiện toàn nhân sự bộ máy Nhà nước

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-26 05:46:58
Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành khối lượng lớn công việc trên các lĩnh vực lập pháp,ốchộitổngkếtnhiệmkỳkiệntoànnhânsựbộmáyNhànướvalencia vs girona giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước... 

Đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn

Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội lần lượt nghe Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ trình bày các báo cáo công tác nhiệm kỳ.

Quốc hội khóa XIV được cử tri cả nước bầu ra vào ngày 22/5/2016. Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội khái quát: Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, Quốc hội khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hoạt động, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, hoàn thành khối lượng lớn công việc trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chủ động trong các hoạt động đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực cũng như trên thế giới.

Những quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhìn lại quá trình 5 năm, Chính phủ nhận định: Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp và pháp luật quy định; nỗ lực làm việc hết mình theo phương châm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệpvới khát vọng mạnh mẽ đưa đất nước tiến đến hùng cường, thịnh vượng, phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc và đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để tiếp bước trên con đường phát triển.

Với Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016 - 2021 là nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự. Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước từ ngày 23/9/2018 đến ngày 23/10/2018. Ngày 23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã tín nhiệm bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

“Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV”, Báo cáo khái quát.

Báo cáo cũng cho biết, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Chủ tịch nước đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng đối với 400 sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với 174 sĩ quan công an nhân dân; tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 4 sĩ quan cấp tướng, giáng cấp bậc hàm đối với 2 sĩ quan cấp tướng; quyết định cử 45 sĩ quan quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi...

Nhiệm kỳ này, Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước đã nhận được trên 43.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân, cử tri, cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước, trong đó phần lớn liên quan đến lĩnh vực tư pháp, hành chính, đất đai và giải quyết chế độ chính sách. Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước đã chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước nghiên cứu, tham mưu, xử lý và chuyển hàng trăm đơn thư đến các cơ quan chức năng xem xét, góp phần giải quyết bức xúc trong nhân dân, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Cả 3 báo cáo tổng kết nhiệm kỳ nói trên sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ, tại hội trường ngay tuần đầu của Kỳ họp.

Nhân sự bộ máy Nhà nước có sự thay đổi lớn

Cũng như cuối nhiệm kỳ trước, kỳ họp cuối của nhiệm kỳ này, Quốc hội dành nhiều thời gian kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy Nhà nước.

Nhân sự cụ thể, như thường lệ, sẽ không được công bố cho đến khi có kết quả kiểm phiếu tại Quốc hội. Nhưng, từ danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới vừa được công bố tại vòng hiệp thương thứ hai, đối chiếu với dự kiến chương trình chi tiết Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV, cũng có thể thấy được nhân sự thay thế của nhiều chức danh quan trọng.

Chẳng hạn, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung không tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Các nhân sự được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại khối Chủ tịch nước là: ông Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng Chính phủ), bà Võ Thị Ánh Xuân (Bí thư Tỉnh ủy An Giang), ông Lê Khánh Hải (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được Quốc hội miễn nhiệm, trong khi Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được giới thiệu ứng cử tại khối Quốc hội. Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ứng cử tại khối Quốc hội, còn ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sang ứng cử ở khối Mặt trận.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng được Quốc hội miễn nhiệm, trong khi ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử tại khối Chính phủ.

Một số tên tuổi hoàn toàn mới cũng được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa tới ở khối Chính phủ như các ông: Nguyễn Hồng Diên (Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương), Phan Văn Giang (Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Lê Minh Hoan (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Nguyễn Văn Hùng (Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), bà Phạm Thị Thanh Trà (Thứ trưởng Bộ Nội vụ), ông Nguyễn Kim Sơn (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)...

Trong khi đó, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương đã được phân công làm Trưởng ban Kinh tế trung ương; Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nội vụ không tái cử. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đương nhiệm không trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm toán Nhà nước ứng cử ở khối Chính phủ, trong khi ông Trần Sỹ Thanh, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được giới thiệu ứng cử ở Kiểm toán Nhà nước.

Cũng trong khối Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đều có tên trong danh sách ứng cử khóa mới.

Dù có nhiều thay đổi, song đây vẫn chỉ là kiện toàn nhân sự của nhiệm kỳ này, còn nhân sự chủ chốt của bộ máy Nhà nước nhiệm kỳ tới sẽ được Quốc hội khóa mới bầu và phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất, như thông lệ thì sẽ diễn ra cuối tháng 7/2021.

Dự kiến chiều 2/4, miễn nhiệm Thủ tướng

 Theo chương trình dự kiến, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV sẽ diễn ra từ ngày 24/3 đến ngày 8/4/2021, bắt đầu làm nhân sự từ ngày 30/3 với việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, sau đó bầu người kế nhiệm.

Việc miễn nhiệm Chủ tịch nước dự kiến diễn ra chiều 1/4 và bầu người kế nhiệm vào sáng 2/4. Ngay sau đó, Chủ tịch nước trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Kết quả bầu Thủ tướng mới sẽ được công bố vào sáng 5/4.

标签:

责任编辑:World Cup