会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trực tiếp bóng đá anh】“Hạ cánh” không suôn sẻ!

【kết quả trực tiếp bóng đá anh】“Hạ cánh” không suôn sẻ

时间:2025-01-27 12:55:04 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 阅读:165次
“Hạ cánh” không suôn sẻ - Bức tranh kinh tế của FED trở nên phức tạp hơn
Jerome H. Powell - Chủ tịch FED, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tăng trưởng mạnh mẽ mang lại cho các ngân hàng trung ương khả năng kiên nhẫn trong việc cắt giảm lãi suất. Ảnh: Reuters

Chỉ gập ghềnh, hay bị mắc kẹt?

Nước Mỹ dường như đã có một câu chuyện cổ tích về kinh tế vào cuối năm 2023. Tình trạng lạm phát nhanh đến mức khủng khiếp bắt đầu vào năm 2021 dần hạ nhiệt một cách bền vững và tăng trưởng kinh tế bắt đầu giảm dần sau một loạt đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.

Nhưng năm 2024 đã mang đến nhiều bất ngờ: Nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng, số việc làm tăng mạnh ngoài mong đợi và tiến trình giảm lạm phát có dấu hiệu chững lại. Điều đó có thể dẫn đến một kết cục rất khác.

Nền kinh tế thay vì “hạ cánh nhẹ nhàng”, một xu hướng mà nhiều nhà kinh tế cho rằng đang diễn ra - trong đó lạm phát chậm lại khi tăng trưởng dịu đi mà không gây ra suy thoái - các nhà phân tích ngày càng tin rằng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không hề hạ cánh. Thay vì ổn định, nền kinh tế dường như đang bùng nổ khi giá cả tiếp tục tăng nhanh hơn bình thường.

Giá cả thị trường cho thấy các nhà giao dịch hiện đang đặt cược lớn vào việc chỉ 1 hoặc 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Các thị trường cũng kỳ vọng vào năm 2025 sẽ có ít đợt cắt giảm hơn so với dự đoán trước đây.

Một kết quả “không hạ cánh” có thể mang lại cảm giác khá tốt đối với một hộ gia đình Mỹ điển hình. Lạm phát không còn cao như thời kỳ đỉnh cao vào năm 2022, tiền lương tăng cao và việc làm dồi dào. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra vấn đề cho FED, vốn đã quyết tâm đấu tranh để giá cả trở lại mục tiêu 2% của họ, một tốc độ chậm và ổn định mà FED cho là phù hợp với sự ổn định giá cả. Các nhà hoạch định chính sách đã tăng mạnh lãi suất vào năm 2022 và 2023, đẩy chúng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ trong nỗ lực kiềm chế tăng trưởng và lạm phát.

Nếu lạm phát bị kẹt ở mức cao trong nhiều tháng liên tục, điều đó có thể khiến các quan chức FED giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế và đảm bảo giá cả được kiểm soát hoàn toàn.

Kathy Bostjancic - kinh tế trưởng tại Nationwide, cho biết: “Con số lạm phát tăng liên tục” có lẽ khiến các quan chức FED tạm dừng việc cho rằng có thể nền kinh tế hiện đang quá nóng để cắt giảm lãi suất. Ngay bây giờ, chúng tôi thậm chí còn không thấy ‘hạ cánh nhẹ nhàng’ - chúng tôi đang thấy ‘không hạ cánh’”.

“Hạ cánh” không suôn sẻ

Ngày 10/4, các nhà hoạch định chính sách của FED đã nhận được một dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế có thể không hạ cánh suôn sẻ như mong đợi. Một báo cáo lạm phát quan trọng được công bố cho thấy giá cả đã tăng cao hơn dự kiến ​​trong tháng 3.

Chỉ số giá tiêu dùng dao động ở mức 3,8% sau khi loại bỏ chi phí thực phẩm và nhiên liệu. Sau nhiều tháng giảm đều đặn, thước đo lạm phát đó chỉ duy trì ở mức dưới 4% kể từ tháng 12/2023.

“Hạ cánh” không suôn sẻ - Bức tranh kinh tế của FED trở nên phức tạp hơn
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED phải giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn. Ảnh: WSJ

Vài ngày trước đó, báo cáo việc làm tháng 3 cũng cho thấy các nhà tuyển dụng đã tuyển thêm 303.000 công nhân, nhiều hơn dự kiến, do mức tăng lương vẫn cao.

Neil Dutta - người đứng đầu bộ phận kinh tế tại Renaissance Macro, một công ty nghiên cứu, cho biết sự kết hợp giữa tăng trưởng mạnh và lạm phát khó khăn có thể nói lên điều gì đó về tình trạng của nền kinh tế Mỹ, tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể rơi vào 1 trong 4 tình huống.

Nền kinh tế có thể đang trong thời kỳ suy thoái, khi tăng trưởng giảm và cuối cùng kéo lạm phát xuống thấp hơn. Đồng thời, cũng có thể rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ, khi tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao; hoặc có thể hạ cánh nhẹ nhàng, với tốc độ tăng trưởng và lạm phát chậm lại; hoặc có thể trải qua thời kỳ bùng nổ lạm phát khi tăng trưởng mạnh và giá cả tăng nhanh.

Vào cuối năm 2023, nền kinh tế dường như đang hướng tới một đợt suy thoái nhẹ; nhưng hiện tại, dữ liệu ít ôn hòa hơn - và có nhiều động lực hơn.

FED thậm chí có thể phải tăng lãi suất

Các quan chức FED bước vào năm 2024 với dự đoán sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm, điều này sẽ làm giảm chi phí đi vay xuống khoảng 4,6% so với mức 5,3% hiện tại. Các quan chức vẫn duy trì lời kêu gọi đó trong các dự báo kinh tế tháng 3 của họ.

Michelle Bowman - Thống đốc FED cho biết, bà tiếp tục nhận thấy rủi ro rằng “chúng ta có thể cần phải tăng lãi suất chính sách hơn nữa nếu lạm phát chững lại hoặc thậm chí đảo ngược”.

Tuy nhiên, khi lạm phát và nền kinh tế nói chung cho thấy sức mạnh bền bỉ, các nhà đầu tư đã dần dần điều chỉnh lại số lần cắt giảm lãi suất mà họ mong đợi. Các nhà hoạch định chính sách của FED ngày càng tỏ ra thận trọng khi nói về thời điểm và mức độ họ có thể giảm chi phí đi vay.

Jerome H. Powell - Chủ tịch FED, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tăng trưởng mạnh mẽ mang lại cho các ngân hàng trung ương khả năng kiên nhẫn trong việc cắt giảm lãi suất. Trong một nền kinh tế có quá nhiều sức mạnh, sẽ ít có nguy cơ việc giữ chi phí đi vay ở mức cao trong một thời gian sẽ khiến nước Mỹ rơi vào suy thoái.

Chính sách của FED thúc đẩy chi phí đi vay trên toàn nền kinh tế, vì vậy đó sẽ là tin xấu đối với các hộ gia đình đang hy vọng lãi suất thế chấp hoặc thẻ tín dụng sẽ giảm.

Blerina Uruci - kinh tế trưởng Mỹ tại T. Rowe Price, lưu ý rằng lạm phát càng ổn định lâu thì việc cắt giảm lãi suất càng có thể bị trì hoãn: Các quan chức có thể muốn thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy tiến trình hướng tới lạm phát hạ nhiệt đã tiếp tục trước khi cắt giảm chi phí đi vay.

Và khi khả năng ngày càng rõ hơn về nền kinh tế không thực sự hạ cánh, một số nhà kinh tế và quan chức cho rằng động thái tiếp theo của FED thậm chí có thể là tăng lãi suất chứ không phải giảm lãi suất.

Bà Bostjancic cho rằng khó có khả năng tăng lãi suất thêm vào thời điểm này: Hầu hết các quan chức FED vẫn đang nói về việc cắt giảm. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy rằng có thể phải mất một thời gian dài với chi phí đi vay ổn định để nền kinh tế giảm nhiệt và tiến trình hướng tới lạm phát thấp hơn mới có thể khởi động lại. Bà nói: “Có nhiều khả năng là họ sẽ giữ lãi suất ở mức này lâu hơn”.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
  • Nam sinh điển trai Học viện An ninh GPA trên 9.0, đam mê nghiên cứu khoa học
  • Huy chương vàng Olympic
  • Trên 166 doanh nghiệp tham gia triển lãm China Homelife Vietnam 2022
  • Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
  • Bài mẫu viết thư UPU lần 53: Mong thế giới bạn kế thừa không còn áp lực điểm số
  • Cơ giới hóa sản xuất trái cây: Tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm
  • Nam sinh Quảng Bình tử vong khi chạy 200m tại hội khỏe Phù Đổng
推荐内容
  • Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
  • Bi kịch của bộ 3 nhà nữ khoa học da màu làm nên huyền thoại ở NASA
  • Giải bóng đá hạng Nhất quốc gia 2016: Cơ hội cho các chân sút trẻ Cố đô
  • Cúp vàng đã về với người Bồ
  • Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
  • Nestlé Việt Nam chia sẻ các sáng kiến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn