您的当前位置:首页 > La liga > 【kết quả gladbach】Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào? 正文

【kết quả gladbach】Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?

时间:2025-01-10 20:51:16 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Nâng cao giá trị cà phê Việt qua “Cuộc thi Vietpresso 2019” Chế biến sâu: "Chìa khóa" nâng cao giá t kết quả gladbach

Nâng cao giá trị cà phê Việt qua “Cuộc thi Vietpresso 2019” Chế biến sâu: "Chìa khóa" nâng cao giá trị cà phê Đẩy mạnh quảng bá,ănggiátrịchocàphêViệtcáchnàkết quả gladbach nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Tỷ lệ chế biến sâu vần còn thấp

Tại hội thảo “Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?”, diễn ra trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Tôn vinh Cà phê Việt 2023 do Báo Người Lao Động tổ chức chiều 4/3, ông Thái Như Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - cho biết: Hiện tổng diện tích trồng cà phê của cả nước vào khoảng 710.000 ha nhưng thu hoạch chỉ khoảng 650.000 ha và chế biến sâu với tỉ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, ở các quốc gia cà phê đều được bảo hộ nhưng cà phê Robusta của Việt Nam lại hoàn toàn chưa có được quốc gia nào bảo hộ. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải bảo hộ, tăng giá trị cho người sản xuất và 5 tỉnh Tây Nguyên là trọng điểm của loại cà phê này.

Về vấn đề tăng giá trị cho cà phê Việt, ông Hiệp cho rằng, hiện nay chúng ta chỉ đang phát triển phần ngọn và chưa quan tâm giải quyết phần gốc, do đó cần sự tham gia của doanh nghiệp và cả Nhà nước, để giải quyết cái gốc đầu tiên. “Tập trung vào chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm… là mấu chốt cho ngành cà phê phát triển”- ông Hiệp nhấn mạnh.

Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?
Ông Thái Như Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp trao đổi tại hội thảo.

Và để làm được, vốn là then chốt. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp làm nông nghiệp đang phải vay vốn với lãi suất 12%/năm. Đây là nút thắt rất lớn cần tháo gỡ, cần chính sách tín dụng nông nghiệp, hỗ trợ cho các hợp tác xã, cho người nông dân, bao tiêu sản phẩm cho đầu ra cho nông dân… Đồng thời, cần chung tay để liên kết chuỗi giá trị từ người sản xuất đến khâu cuối cùng. Có như vậy mới hy vọng tạo ra sản phẩm cà phê cho người nông dân, cho thương hiệu của Việt Nam và cà phê sẽ có chỗ đứng.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Luận - Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kế thương mại Toàn cầu (thương hiệu cà phê Meet More), chúng ta đang làm những việc tự phát và sẽ không có yếu tố phát triển bền vững. “Tôi nghĩ, chúng ta cần có chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp trong nước tập trung nghiên cứu đầu tư chế biến sâu và khác biệt để tạo ra các dòng sản phẩm đa dạng để phục vụ thị trường, phải xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn cho việc tuyên truyền “Người Việt Nam tự hào khi sử dụng hàng Việt” kể cả trong và ngoài nước”- ông Luận nêu quan điểm.

Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?
Hội thảo do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì, cùng đại diện lãnh đạo một số bộ - ngành hữu quan, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam và một số hiệp hội nông sản... tham gia

Theo ông Luận, trong bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt, cần đề cao và luôn nhấn mạnh quan điểm chế biến sâu sẽ mang lại giá trị gia tăng lớn hơn nhiều so với xuất khẩu nguyên liệu thô. Tại sao chúng ta cần phải chú trọng đến vấn đề này? Vì đây chính là tiền đề để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm với thị trường nội địa và quốc tế.

Ông Luận đề xuất cần có các phòng trưng bày về nông sản Việt tại các thành phố ở nước mà Việt Nam xuất khẩu để giới thiệu cũng như xúc tiến thương mại thường xuyên giữa các doanh nghiệp 2 nước; cần liên kết và truyền thông, giới thiệu đến các hội cựu sinh viên Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại nước sở tại về các sản phẩm nông sản Việt để mọi người biết và ủng hộ.

“Theo tôi, để phát triển và nâng giá trị cà phê Việt trong thời gian tới, chúng ta cần chú trọng đầu tư sản xuất cà phê sạch để đáp ứng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những thị trường khó tính. Thứ 2, chúng ta phải chế biến sâu. Hiện nay, rất ít công ty làm thương hiệu cho cà phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Thái Lan có loại cà phê cao cấp, bán đến 50 USD-100 USD/ly ở các khách sạn 5 sao trên thế giới. Thứ 3, cần xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các vùng trồng cà phê lớn để gia tăng giá trị cho sản phẩm cà phê từ các vùng trồng này”- ông Đinh Vĩnh Cường - Chủ tịch CLB Kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế nêu quan điểm.

Cần tiến tới xuất khẩu cả chuỗi giá trị

Trao đổi tại hội thảo, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Ngành cà phê Việt hiện đang xuất “từng món” nhưng lại nhập khẩu nguyên một chuỗi giá trị. Dẫn câu chuyện thành công của Starbucks, ông Vũ cho biết, Starbucks là thương hiệu toàn cầu và họ xuất khẩu cả một quy trình, công nghệ cà phê cũng như cả một không gian bán hàng trong khi đó chúng ta lại chưa làm được. Từ đó ông Vũ cho rằng chúng ta cần có sự nhìn nhận lại để nâng giá trị cho ngành cà phê Việt Nam.

“Theo tôi quan sát chúng ta chủ yếu nhập khẩu để phục vụ cho những chuỗi thương hiệu cà phê lớn hoặc những sản phẩm cho du khách trong các cơ sở lưu trú - mà người ta quen dùng. Và trách nhiệm của ngành Công Thương là làm sao có nhiều thương hiệu cà phê được hình thành tại Việt Nam, do công ty Việt Nam sản xuất”- ông Vũ nói.

Liên quan đến hỗ trợ của ngành Công Thương cho việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt, bà Bùi Hoàng Yến - Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: Thời gian qua Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ nâng cao giá trị, thương hiệu cho nông sản nói chung, cà phê nói riêng.

Cụ thể là phối hợp các Bộ, ban, ngành huấn luyện cho hộ nông dân thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng số; tuyên truyền về sự thay đổi của thị trường sau Covid; phối hợp các tổ chức nước ngoài hướng dẫn bà con sản xuất đạt chứng nhận quốc tế; tổ chức các đoàn tham dự những chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài…

Theo bà Yến, để nâng cao giá trị và thương hiệu cà phê Việt, các doanh nghiệp cần có sự phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương ở nước ngoài để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm có thay đổi phù hợp. Đặc biệt bà Yến cũng khuyến cáo doanh nghiệp có sự thay đổi trong các khâu như nhân viên phụ trách sale xuất khẩu và thu mua hàng hóa. Lý do, ngoài tham gia hội chợ trực tiếp thì thì hiện xu thế quốc tế đang có phiên bản hội chợ online và kỹ năng bán hàng phải thay đổi về logic, suy nghĩ. Còn với khâu mua nguyên liệu đầu vào, theo bà Yến, bộ phận này cũng phải thay đổi làm sao nguyên liệu phù hợp dây chuyền sản xuất, tiệm cận chất lượng nhà nhập khẩu yêu cầu.