Khảo sát của phóng viên tại các chợ dân sinh ở Hà Nội những ngày đầu năm mới Bính Thân,neokq vô địch đức có thể thấy năm nay nguồn hàng thực phẩm, rau xanh, hoa quả trong những ngày đầu năm khá dồi dào. Tuy nguồn cung ổn định, nhưng giá cả hàng hoá nhìn chung vẫn khá cao, đặc biệt từ ngày mùng 3 đến mùng 6 Tết.
Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như Đại Từ, Giáp Bát, Nhân Chính, Hợp Nhất… giá rau củ khá cao do sức mua lớn. Su hào có giá trung bình 12.000 đồng/củ; súp lơ 15.000 đồng/cái; cải cúc, cải ngọt giá 5.000 đồng/mớ; rau cần giá khá cao từ 15.000-17.000 đồng/bó; khoai tây có giá 20.000 đồng/kg; cà chua bán với giá 40.000-50.000 đồng/kg… Nhìn chung giá rau củ những ngày này cao hơn từ 30-50% so với ngày thường.
Theo nhân định của nhiều tiểu thương, thời tiết dịp tết Nguyên đán năm nay khá ấm áp, lý tưởng cho hoạt động du xuân, chúc Tết nên nhu cầu thực phẩm mà nhất là rau củ của hầu hết các hộ gia đình tăng mạnh. “Năm nay hầu như ít gia đình tích trữ rau củ từ thời điểm trước Tết do biết trước các chợ dân sinh mở cửa từ rất sớm. Nhu cầu tăng cao nên việc các đầu mối đẩy giá rau lên cao hơn ngày thường là điều dễ hiểu”, một tiểu thương tại chợ Đại Từ cho hay.
Khác với giá rau xanh, giá thịt các loại vẫn giữ ở mức ổn định. Trung bình giá thịt lợn luôn giữ ở mức từ 80.000-120.000 đồng/kg; thịt bò giá từ 250.000- 350.000 đồng/kg; thịt gà trung bình 100.000-130.000 đồng/kg. Giá thủy hải sản cao hơn ngày thường nhưng không đáng kể.
Sau thời gian nghỉ Tết, đến thời điểm này hầu hết các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ đã mở cửa trở lại với mức giá ổn định như thời điểm trước Tết.
Đáng lưu ý là một số dịch vụ lợi dụng dịp đầu năm giở chiêu trò để “chặt chém” khách hàng. Điển hình phải kể đến dịch vụ xung quanh các đình, đền chùa, như: Phủ Tây Hồ, tổ đình Phúc Khánh, chùa Kim Liên, đền Quán Thánh… lượng khách đổ về đông gấp nhiều lần ngày thường nên các dịch vụ tranh thủ “chặt chém”. Ngày bình thường những điểm giữ xe tại đây chỉ thu 5.000 đồng/lượt xe máy, 20.000 đồng/lượt xe ô tô 4 chỗ nhưng những ngày đầu năm giá tăng lên 20.000- 30.000 đồng/lượt xe máy và 100.000 đồng/lượt xe ô tô. Ngoài ra, những hàng quán bán đồ lễ, sớ, đồ ăn cũng đẩy giá lên khá cao, thậm chí gấp đôi ngày thường. Theo phản ánh của nhiều du khách, từ mùng 2 đến hết mùng 7 Tết, tại dãy hàng ăn dọc hai bên đường vào phủ Tây Hồ, một bát bún ốc rẻ nhất có giá 50.000 đồng (tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/bát), nước khoáng giá 10.000-15.000 đồng/chai (tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/chai). Bên cạnh đó các loại hoa quả, hương cũng bị đẩy giá lên cao.
Chị Nguyễn Việt Lê (Hoàng Mai, Hà Nội) cùng cả gia đình đi lễ chùa đầu năm tại đền Quán Thánh bức xúc: “Ngày mùng 7 đi lễ tôi phải trả 70.000 đồng cho một quả dừa tươi và một cốc nước mía. Hầu như năm nào đi lễ chùa cũng bị hàng quán “chặt chém” như vậy mà chẳng thấy cơ quan quản lý địa phương có biện pháp chấn chỉnh”.
Đến thời điểm này, hầu hết hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và trung tâm thương mại đã mở cửa đón khách. Tuy nhiên, sức mua trên thị trường vẫn chưa đạt mức trung bình của ngày thường trong tháng trước Tết. Tại các siêu thị, lượng khách đến mua sắm tập trung chủ yếu vào buổi sáng, mặt hàng bán nhiều nhất tại thời điểm này vẫn là thực phẩm tươi sống. Chiều và tối còn vắng khách, giá bán nhiều mặt hàng tại các siêu thị vẫn khá ổn định và được niêm yết rất cụ thể. Ngoài ra, để kích cầu tiêu dùng đầu xuân, Co.op Mart, Big C, Lotte Mart, Vinmart… đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, từ mùng 2 Tết nhiều mặt hàng được giảm giá 5-50%.