您现在的位置是:Thể thao >>正文

【lịch thi đấu bóng đá hôm nay】Kỳ vọng ngành bảo hiểm sẽ tăng trưởng từ 5

Thể thao6499人已围观

简介Ngành bảo hiểm đóng góp tích cực cho nền kinh tếKết quả khảo sát chuyên gia, doanh nghiệp bảo hiểm c ...

Ngành bảo hiểm đóng góp tích cực cho nền kinh tế

Kết quả khảo sát chuyên gia,ỳvọngngànhbảohiểmsẽtăngtrưởngtừlịch thi đấu bóng đá hôm nay doanh nghiệp bảo hiểm của Vietnam Report vừa công bố chỉ ra, trong giai đoạn tháng 5 - 6/2024, 45,5% doanh nghiệp kỳ vọng ngành bảo hiểm sẽ tăng trưởng từ 5 - 10% trong năm 2024.

Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), ngành bảo hiểm Việt Nam đang hướng tới một năm triển vọng với những mục tiêu tài chính đáng chú ý. Cụ thể, tổng tài sản của ngành được ước tính đạt 1.004.421 tỷ đồng, phản ánh một sự tăng trưởng ấn tượng 9,97% so với năm 2023.

Kỳ vọng ngành bảo hiểm sẽ tăng trưởng từ 5 - 10% trong năm 2024
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp bảo hiểm, tháng 5-6/2024

Mục tiêu trên là hết sức khả quan khi chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng tài sản của ngành bảo hiểm ước đạt 942,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 781,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%. Kết quả này là minh chứng cho sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của ngành sau những khó khăn của năm 2023.

Dự kiến năm 2024, ngành bảo hiểm cũng đóng góp tích cực cho nền kinh tế thông qua số vốn đầu tư ước đạt 850.264 tỷ đồng, tăng 11,51% so với năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm dự kiến đạt 243.472 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 79.687 tỷ đồng (tăng 12%) và bảo hiểm nhân thọ ước đạt 163.785 tỷ đồng (tăng 5%).

Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn đặt ra nhiều thách thức trong việc đưa ngành bảo hiểm lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng dương đối với bảo hiểm nhân thọ. Theo kết quả khảo sát các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm của Vietnam Report, những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt, bao gồm: khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2023; người tiêu dùng chưa thực sự hiểu rõ về các chính sách bảo hiểm; phát hiện nhiều sai phạm khi cung ứng bảo hiểm qua kênh bancassurance; cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm; vấn đề trục lợi bảo hiểm.

Cuộc khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2023 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực, trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khi doanh thu phí bảo hiểm lần đầu ghi nhận tăng trưởng âm. Thách thức này dự báo vẫn sẽ còn ảnh hưởng lớn trong năm 2024 khi uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp bảo hiểm bị giảm sút nghiêm trọng, khách hàng mất niềm tin và có sự thận trọng hơn trong việc tham gia các sản phẩm bảo hiểm.

Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng được phản ánh qua nhiều yếu tố. Trước hết, số lượng các công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường không ngừng tăng, bao gồm cả những doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp số hóa ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư để mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, điều này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà còn gián tiếp gia tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải nâng tầm chất lượng, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện liên tục để không tụt hậu so với đối thủ. Ngoài ra, các chính sách và quy định cũng đóng vai trò định hình mức độ cạnh tranh khi tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu

Các doanh nghiệp đang đối mặt với ngày càng nhiều rủi ro chuyển đổi, từ việc biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các thảm họa thiên tai, đến việc chuyển sang nền kinh tế ít ô nhiễm hơn, ít carbon hơn. Một trong những giải pháp giảm thiểu rủi ro loại này là tích hợp chiến lược biến đổi khí hậu vào hoạt động kinh doanh và tăng cường yếu tố quản trị, môi trường và xã hội (ESG).

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đang là một lực lượng quan trọng đóng góp vào quá trình giảm thiểu carbon của nền kinh tế các nước, hướng tới phát thải carbon ròng bằng 0. Rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế lớn đưa ra những chính sách mạnh mẽ để thực hiện cam kết ESG. Một trong những động thái mạnh mẽ nhất, đó là nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm bảo hiểm xanh như Bảo hiểm trách nhiệm môi trường, Bảo hiểm xanh cho xe cơ giới, Bảo hiểm năng lượng tái tạo xanh…

Kỳ vọng ngành bảo hiểm sẽ tăng trưởng từ 5 - 10% trong năm 2024
Nguồn: Vietnam Report, khảo sát doanh nghiệp bảo hiểm, tháng 5 - 6/2024.

Trong ba khía cạnh của ESG, quản trị là yếu tố đặc biệt, được các doanh nghiệp bảo hiểm cho biết là ưu tiên hàng đầu của mình, xếp sau đó lần lượt là xã hội và môi trường.

Ở góc độ quản trị, minh bạch thông tin quản trị vẫn được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu với 90,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn. Điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với suy nghĩ của người mua bảo hiểm khi 92,1% người mua bảo hiểm quan tâm đến các yếu tố về minh bạch thông tin quản trị của doanh nghiệp, trước khi ra quyết định mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, minh bạch thông tin quản trị còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường, thu hút nhà đầu tư, và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Về khía cạnh xã hội, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận mà còn cần đóng góp tích cực vào cộng đồng. Việc tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ giáo dục, y tế, và cải thiện điều kiện sống cho các nhóm yếu thế là minh chứng rõ ràng cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có lẽ đó là lý do mà 86,4% doanh nghiệp bảo hiểm tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và 78,8% người tiêu dùng cũng tỏ ra đồng tình với những nỗ lực của doanh nghiệp, khi ưu tiên chọn sản phẩm của các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.

Ở góc độ môi trường, ngành bảo hiểm đang đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động "chuyển đổi số - chuyển đổi xanh". Xu hướng này thể hiện qua việc ngày càng nhiều sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật số được giới thiệu, chào bán qua kênh thương mại điện tử, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm còn tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường, như trồng cây xanh, sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động của mình, và hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng về bảo vệ môi trường./.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp bảo hiểm của Vietnam Report, 77,3% doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát cho rằng, việc thực thi và đáp ứng tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi con số này năm 2023 mới chỉ dừng lại ở 36,4%. Trong đó, 31,8% doanh nghiệp đã có chương trình ESG rõ ràng cho một số yếu tố (tăng 11,8% so với năm 2023), 54,6% doanh nghiệp đã lập kế hoạch và triển khai một phần cam kết ESG (tăng 18,2% so với năm 2023).

Tags:

相关文章