您的当前位置:首页 > La liga > 【trực tiếp bđ hôm nay】Bến Tre: Khắc phục các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản 正文
时间:2025-01-10 19:31:12 来源:网络整理 编辑:La liga
Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là cán bộ các cấp sở, ngành, các cơ quan Đảng, các doanh trực tiếp bđ hôm nay
Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là cán bộ các cấp sở,ếnTreKhắcphụccácràocảnthươngmạiđẩymạnhxuấtkhẩucácmặthàngnôngthủysảtrực tiếp bđ hôm nay ngành, các cơ quan Đảng, các doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tại hội thảo, đại diện Văn phòng BCĐLNKT, Cục Xúc tiến Thương mại, Vụ Thị trường Châu Á Châu Phi (Bộ Công Thương), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình bày các chuyên đề về tình hình thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do đã ký kết và tiến triển đàm phán các hiệp định mới, nhận diện các rào cản thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản vào các thị trường lớn như: Liên minh Châu Âu, Nhật Bản…, định hướng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Trong lời phát biểu khai mạc hội thảo, bà Phạm Thị Hân - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre - nhấn mạnh, việc hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương phù hợp với lợi ích lâu dài của đất nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Đây là tiến trình không thể đảo ngược và trên thực tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã mang lại những cơ hội nhất định cho tỉnh Bến Tre về xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như trái cây, thủy sản. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp của tỉnh Bến Tre đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm chủ lực ra thị trường thế giới. Với đặc thù là một tỉnh miền Tây Nam bộ còn nhiều hạn chế về phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách, nhưng các cơ quan quản lý của tỉnh đã quan tâm tới hoạt động thúc đẩy xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp địa phương thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, ban hành các chương trình hành động về phát triển hàng nông thủy sản, tạo điều kiện để doanh nghiệp trong tỉnh phát huy thế mạnh địa phương. Các lớp tập huấn, đào tạo và nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế đã được các cơ quan tỉnh tổ chức định kỳ và thường xuyên cho các cán bộ, doanh nghiệp. Hội thảo này có ý nghĩa thiết thực với tỉnh Bến Tre khi được cập nhật các thông tin và các biện pháp hướng dẫn về các hàng rào mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh Văn phòng BCĐLNKT - phát biểu tại hội thảo |
Trao đổi về việc áp dụng thực tiễn tại địa phương nhằm phát huy và khai thác được cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh Văn phòng BCĐLNKT - cho biết, tỉnh Bến Tre cần bám sát và cụ thể hóa các chương trình hành động từ các Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ. Từ những năm 2001 đến nay, cùng với chuyển biến của công tác hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã kịp thời ban hành các Nghị quyết của Chính phủ và Bộ Chính trị về chủ trương hội nhập qua từng giai đoạn phù hợp. Chúng ta cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với các thị trường lớn trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước đối tác như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Xuất phát từ quá trình đánh giá về quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước khác trong khu vực, việc triển khai các FTA đã ký kết đòi hỏi phải mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp thứ tư, sức ép cạnh tranh từ các nước và giữa các doanh nghiệp trong nước càng lớn, sự tham gia của các địa phương trong việc giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác thị trường càng trở nên quan trọng.
Để giúp các doanh nghiệp nhận diện các rào cản thương mại phi thuế quan đối với các mặt hàng nông thủy sản khi các rào cản thuế quan ngày càng được cắt giảm, Ông Lê Thanh Hòa - Phó Giám đốc Văn phòng SPS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – thông tin, vấn đề kiểm soát và đánh giá an toàn thực phẩm của hàng nông thủy sản không chỉ là các quy định mà còn là hệ thống chính sách, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan. Với tỉnh Bến Tre, các mặt hàng nông thủy sản có lợi thế ưu đãi về tự nhiên, nhưng cần quan tâm kiểm tra môi trường, giám sát chất lượng sản phẩm, các điều kiện cơ sở chế biến… để sản phẩm xuất khẩu có thể đáp ứng yêu cầu của các thị trường nước ngoài. Việt Nam đã tham gia đầy đủ các công ước quốc tế, các hiệp định khu vực và thế giới liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt khi đàm phán các FTA với các đối tác như EU, Hoa Kỳ, các cơ quan đã đưa ra cảnh báo về những yêu cầu cụ thể như đóng gói bao bì, tiêu chuẩn kỹ thuật, hàm lượng các chất… đối với từng sản phẩm như cá, thủy sản đánh bắt tự nhiên. Vì vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cơ bản trong các công ước/ hiệp định và có giải pháp hệ thống để trong trường hợp xảy ra dịch bệnh thì sản phẩm của ta vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu.
Để thúc đẩy các biện pháp xúc tiến thương mại đối với hàng nông thủy sản hiện nay, bà Bùi Thị Thanh An - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại tại TP.Hồ Chí Minh - cho rằng, hoạt động xúc tiến thương mại là công cụ hỗ trợ hiệu quả giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ việc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại quốc tế. Nhà nước và các địa phương đã dành sự quan tâm nhất định cho công tác xúc tiến thương mại, dù kinh phí thực sự chưa lớn song cho phép tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đối tác một cách hiệu quả. Để công tác này thực sự có hiệu quả nhất, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm với một chuỗi các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức về thiết kế, quảng bá thiết kế sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm…, hỗ trợ thuê tư vấn, thiết kế sản phẩm. Đối với hàng nông lâm sản thì thiết kế sản phẩm là công cụ nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, ví dụ bao bì của sản phẩm cần được thiết kế để người tiêu dùng biết quy cách sử dụng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của từng thị trường…, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của các thị trường đó. Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại quan tâm đến xây dựng và phát triển thương hiệu ngành. Để tiến ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam nên đầu tư công phu cho thương hiệu và phát triển sản phẩm, đó là quá trình dài chứ không đơn giản chỉ là quảng cáo/ quảng bá. Hiện nay, chúng ta đã có thương hiệu ngành thực phẩm (Foods of Việt Nam) và đang tiến hành một số sản phẩm thí điểm. Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, thương hiệu quốc gia để lựa chọn các doanh nghiệp uy tín có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giới. Qua thực tiễn triển khai, các doanh nghiệp nông thủy sản của Bến Tre đã tham gia khá thường xuyên các hội chợ, triển lãm được tổ chức trong nước, các sản phẩm lợi thế như dừa của Bến Tre được các nước đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện tại, các doanh nghiệp của ta chưa có khả năng đáp ứng các đơn hàng có khối lượng lớn. Đây cũng là khó khăn chung với các doanh nghiệp sản xuất, không chỉ riêng ở Bến Tre.
Có cái nhìn khách quan và định hướng đối với hàng nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Quân - đại diện Vụ Thị trường Châu Á Châu Phi (Bộ Công Thương) - đã cung cấp tổng quan tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và những đặc điểm của hàng nông thủy sản khi xuất khẩu sang thị trường này. Cụ thể, năm 2016, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt – Trung đạt 72 tỷ USD, tăng 7,9%, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 22 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu 50 tỷ USD, tăng 0,9%. Hết tháng 10/2017, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 73,2 tỷ USD, tăng 27,1%; Việt Nam xuất khẩu đạt 26,5 tỷ USD, tăng 52,8%, nhập khẩu 46,8 tỷ USD , tăng 16,1%. Trung Quốc nhiều năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi đó Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN; Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng nhất của các tỉnh biên giới miền Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) và đồng thời là nước có kim ngạch thương mại biên giới lớn nhất trong các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc. Riêng về thủy sản, năm 2016 vừa qua, nước này xuất khẩu 13,7 tỷ USD và nhập khẩu 6,9 tỷ USD các sản phẩm thủy sản với các thị trường nhập khẩu cá đông lạnh nhiều nhất của Trung Quốc là Nga (893 nghìn tấn, 1,26 tỷ USD), Hoa Kỳ (329 nghìn tấn, 645 triệu USD) và Na-uy (106 nghìn tấn, 345 triệu USD). Tính đến nay, có 79 quốc gia/vùng lãnh thổ được nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc, trong đó châu Âu (25); châu Á (21); châu Mỹ (13); châu Phi (13); châu Đại dương (7). Trung Quốc chỉ định 62 cửa khẩu được phép kiểm nghiệm/kiểm dịch và nhập khẩu thủy sản (bao gồm cả các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không) và có 616 doanh nghiệp Việt Nam được chính thức xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Mặc dù vậy, xuất khẩu thủy sản năm 2016 của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 9,7% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới và Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của nước ta, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên xét về mức độ chú trọng tiếp cận của Việt Nam thì trong nhiều năm, Việt Nam vẫn chưa thực sự ưu tiên xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc như sang châu Âu. Trong số các mặt hàng, tôm là sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu rất lớn từ thế giới nhưng Việt Nam mới đáp ứng được 1,2% nhu cầu của thị trường này. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông thủy sản sang Trung Quốc, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt các cơ chế hợp tác song phương và đa phương hiện có, đồng thời khai thác lợi thế các mặt hàng tiềm năng của thủy sản Việt Nam như cá da trơn, cá basa, quan tâm tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu, đặc điểm và các hệ thống vận chuyển, các kênh phân phối sản phẩm tại Trung Quốc… Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm thông tin thông qua các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc.
Hội thảo đã mang lại những thông tin ý nghĩa và thiết thực đối với các cơ quan địa phương của tỉnh Bến Tre và với các doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trên địa bàn. Qua đó, các cơ quan và các doanh nghiệp có nhận thức tốt hơn về hội nhập kinh tế quốc tế đối với thúc đẩy các mặt hàng nông thủy sản, xác định tốt hơn kế hoạch và giải pháp xuất khẩu cho các mặt hàng thế mạnh của địa phương trong giai đoạn tới. |
Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?2025-01-10 19:09
Thuốc lá lậu trên trần xe buýt2025-01-10 18:41
Công tố viên xinh đẹp Poklonskaya sắp tranh cử vào Quốc hội Nga2025-01-10 18:38
Chia sẻ khoảnh khắc cùng Vinpearl, nhận kỳ nghỉ dưỡng ‘cực đỉnh’2025-01-10 18:28
Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức2025-01-10 18:06
Malcolm Turnbull: Từ luật sư, doanh nhân đến Thủ tướng Úc2025-01-10 18:02
Khỉ đói 'vây hãm' khách du lịch ở ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất Trung Quốc2025-01-10 17:38
Đà Lạt, Vũng Tàu 'chật cứng' du khách; Lào Cai, Hà Nội lại 'vắng hiếm thấy' Tết Dương lịch2025-01-10 17:13
Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái2025-01-10 17:10
Vịnh biển Thái Lan nổi tiếng nhờ tài tử 'Titanic' chính thức mở cửa trở lại2025-01-10 17:05
Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN2025-01-10 19:24
Giải mã bí ẩn tảng đá 137 tấn mà ai cũng có thể nhấc trên lưng2025-01-10 19:12
Liên minh châu Âu có thể tẩy chay nhập khẩu dầu mỏ từ Nga2025-01-10 19:05
Chợ đêm, quán cà phê view 'xịn' tại Đà Lạt đông nghẹt trong ngày đầu năm mới2025-01-10 18:52
Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 20242025-01-10 18:37
Gà thả vườn vùi mình trong trái bưởi: Đặc sản thơm ngon nức tiếng ở Đồng Nai2025-01-10 18:36
Trâu 'điên' hung hãn bất ngờ lao vào nhà hàng húc tung khách lên trời2025-01-10 18:08
Những vụ nổ rung chuyển thủ đô Bangkok 5 năm qua2025-01-10 17:53
Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads2025-01-10 17:28
Ma túy trong những lô hàng hoa tươi2025-01-10 16:48