Thông tin trên trên trang Theóitừmáyphátđiệncóthểgâyungthưđộttửxem lich bong da ngoai hang anh Guardian cho biết, máy phát điệncó khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đau tim, đột quỵ, thậm chí là đột tử.
Một nghiên cứu gần đây về ung thư được công bố trên Biomarkers nhận định: "Kết quả cho thấy khói máy phát điện làm tăng nồng độ hóa chất Polynuclear Aromatic Hydrocarbons (PAHs) trong không khí. PAHs là thành phần chính trong khói máy phát điện chạy bằng nhiên liệu. Chất này có thể gây ung thư khi tiếp xúc.”
Máy phát điện thải ra khí độc có thể gây ung thư hoặc đột tử cho người sử dụng. Ảnh minh họa
Các nhà khoa học Nigeria cũng chứng minh rằng việc tiếp xúc liên tục với xăng trong máy phát điện có thể gây ra một số thay đổi sinh hóa, thậm chí gây ung thư.
Nghiên cứu tại Đại học Lagos của Cục Hóa sinh, Hóa dược và Dược bao gồm: Miriam Igwo-Ezikpe; Olufunsho Awodele; Chimezie Anyakora; Clinton Ifegwu; Bukola Owolabi và Ayodele Oyewale nhằm mục đích kiểm tra huyết học, gan, thận, nội tiết tố và những biến đổi mô bệnh học ở chuột bạch tạng khi tiếp xúc với khí thải từ xăng trong máy phát điện ở nhiều khoảng cách khác nhau gồm 100, 200 và 300 mét sau 42 ngày.
Kết quả là khối lượng tế bào, tế bào máu trắng, tế bào lympho, neutrophiles, bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu của động vật thực nghiệm gia tăng đáng kể so với thông thường.
Ngoài ra, theo nghiên cứu mới đây tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati, Mỹ, khi tiếp xúc với khí thải động cơ diesel ô nhiễm trong giao thông sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Tháng 8 năm 2012, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng khí thải động cơ diesel có thể gây ra ung thư ở người. Nó có thể gây tử vong ở người tương tự như amiăng, thạch tín và khí mù tạc.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư xếp khí thải động cơ diesel vào nhóm chất gây ung thư phổi và làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra ô nhiễm không khí gây đau tim và hàng ngàn ca tử vong mỗi năm.
WHO ước tính rằng, ô nhiễm không khí gây ra khoảng 800.000 ca tử vong sớm trên toàn thế giới, còn một nghiên cứu khác tại Mỹ nhận định, tiếp xúc lâu dài với khói bụi giao thông làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và đột quỵ lên đến 76%.
Theo giới khoa học, các tác động nguy hại từ ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người và môi trường toàn cầu ngày tăng lên, đặc biệt là ở các nước đang phát triển vì hầu hết mọi người tạo ra nguồn điện bằng cách dùng xăng dầu để chạy máy phát điện.
Một số báo cáo cũng cho thấy khí thải gây ô nhiễm còn làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm phổi ở trẻ trongđộ tuổi 10 - 18 và ung thư buồng trứng.
Thực tế, khí thải này chứa nhiều chất gây ung thư. Chúng gây ung thư cao gấp 7,5 lần so với nguy cơ từ tổng tất cả các loại khí độc khác trong không khí. Ngoài ra, nguy cơ ung thư phổi ở khu vực thành thị cao hơn 3 lần so với nông thôn và khói thải từ động cơ xăng và động cơ diesel gây ung thư cao gấp 40 lần so với khói thuốc lá.
Tóm lại, trong tất cả các khí và hạt gây ô nhiễm thì hydrocarbon đa vòng thơm (PAH) và carbon monoxide (CO) là nguyên nhân chính gây ung thư. Năm 2001, PAHs xếp hạng thứ 9 trong danh sách các chất độc hại. Chất genotoxic trong hợp chất PAHs có thể gây đột biến, quái thai và ung thư ở người.
Linh Nguyễn
Máy móc cũ phải đủ điều kiện mới được nhập khẩu