游客发表
发帖时间:2025-01-12 12:16:21
Thị trường hàng hoá hôm nay 21/6: Giá dầu WTI chốt 71,ịtrườnghànghoáhômnayvànhìnlạituầnquaGiádầuthôvàkimloạiđồngloạtgiảnhà cái xo8819 USD/thùng; Giá cà phê Arabica thế giới sụt giảm Thị trường hàng hoá hôm nay 22/6: Dầu WTI tăng 1,88% lên mức 72,53 USD/thùng; Khô đậu tương tăng 6,7% Thị trường hàng hoá hôm nay 23/6: Dầu WTI đánh mất hơn 4%, xuống còn 69,5 USD/thùng; Giá đường giảm sâu |
Giá dầu thô giảm phiên cuối tuần
Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch ngày 12/06 – 18/06, giá dầu phục hồi sau 2 tuần giảm liên tiếp trước đó, được hỗ trợ bởi cả các yếu tố cơ bản về cung cầu, và bối cảnh kinh tế vĩ mô khởi sắc. Giá dầu WTI chốt tuần tại mức giá 71,78 USD/thùng, tăng 2,29%. Giá dầu Brent tăng 2,43% lên mức 76,61 USD/thùng.
Giá dầu giảm phiên cuối tuần |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/06, lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường dầu thô, đã đưa giá dầu WTI đóng cửa trong sắc đỏ với mức giá 71,19 USD/thùng sau khi giảm 1,03%. Giá dầu Brent giảm 0,25% xuống mức 75,9 USD/thùng. Thị trường vẫn lo ngại các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc là chưa đủ. Điều này khiến bức tranh tiêu thụ dầu còn nhiều hạn chế và gây sức ép tới giá dầu.
Sau 2 phiên giảm, giá dầu đã lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch ngày 21/06, với dầu WTI đóng cửa cao nhất trong 2 tuần, đạt mức 72,53 USD/thùng sau khi tăng 1,88%. Giá dầu Brent tăng 1,61% lên mức 77,12 USD/thùng.
Tuy nhiên đến cuối tuần, giá dầu đã có phiên lao dốc trong ngày giao dịch 22/06, với dầu WTI đánh mất hơn 4% giá trị xuống còn 69,5 USD/thùng, xoá bỏ mọi đà tăng tích luỹ trong vòng 1 tuần qua. Giá dầu Brent cũng giảm 3,86%, chốt phiên ở mức 74,14 USD/thùng.
Báo cáo từ EIA cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 3,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/06, nhưng cũng không đủ sức hỗ trợ giá dầu khi sức ép vĩ mô lấn át. Thêm vào đó, tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất trong tuần trước đều ghi nhận mức tăng nhẹ lần lượt 0,5 và 0,4 triệu thùng.
Điều này phản ánh bức tranh tiêu dùng còn hạn chế trong mùa di chuyển cao điểm. Nhu cầu dầu thô đối với hoạt động lọc hóa dầu tại các nhà máy tại Mỹ cũng giảm nhẹ 116.000 thùng/ngày xuống mức trung bình 16,47 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, tồn kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ chính và là điểm giao cho các hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ, đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm, đạt 42,1 triệu thùng, do các nhà máy lọc dầu ở Trung Tây ngừng hoạt động làm giảm nhu cầu, và dòng chảy nhập khẩu cao hơn từ Canada.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), không chỉ giá hai mặt hàng dầu thô đều đang thấp hơn gần 40% so với cùng kỳ năm 2022, mà mức độ biến động của thị trường dầu cũng đã giảm đi rất nhiều. Mặc dù vậy, diễn biến của thị trường dầu thô đã phần nào phản ánh bức tranh tổng quát về bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Xu hướng đi ngang kéo dài trong suốt quý II của giá dầu chịu ảnh hưởng từ cả hai nhóm yếu tố vĩ mô và yếu tố về cung cầu. Sự trầm lắng của các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới hiện đang tạo một lực cản rất lớn đối với giá dầu.
Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, hay Liên minh châu Âu (EU) đều đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính sách tiền tệ thắt chặt của các Ngân hàng Trung ương. Tại Trung Quốc, sự phục hồi sau đại dịch vẫn khiêm tốn hơn rất nhiều so với kỳ vọng, phản ánh qua việc các hoạt động sản xuất suy yếu và thị trường bất động sản vẫn chưa thể trở mình.
Yếu tố giúp cân bằng lại sức ép đối với giá dầu vẫn là những lo ngại về triển vọng nguồn cung. Bên cạnh các cam kết cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) nói chung, và Saudi Arabia nói riêng, năng lực sản xuất dầu của Mỹ có nguy cơ suy yếu cũng là một lực đỡ khác đối với giá dầu. Cụ thể, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, chỉ còn 687 giàn trong tuần tính đến ngày 16/6, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022.
Giá kim loại giảm mạnh
Vào đầu tuần, ngoại trừ quặng sắt, tất cả các mặt hàng kim loại đều giảm giá so với phiên cuối tuần trước.Các mặt hàng kim loại quý đồng loạt chịu sức ép do đồng USD tăng trở lại từ mức thấp nhất trong 1 tháng vào phiên cuối tuần trước.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp tục giảm 0,62%. Trong khi quặng sắt là mặt hàng tăng giá duy nhất trong nhóm, ghi nhận mức tăng 0,3% lên 113,85 USD/tấn.
Đối với thị trường đồng, sức mua đồng được củng cố nhờ kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ lãi suất cho vay cơ bản chuẩn vào 20/06, tiếp nối hai lần cắt giảm lãi suất ngắn hạn và trung hạn trong tuần trước.
Tuy nhiên, đồng USD phục hồi trở lại là yếu tố khiến giá đồng chịu sức ép. Bên cạnh đó, nguồn cung tích cực cũng làm suy yếu lực mua đồng trong phiên hôm qua. Tồn kho đồng trên Sở COMEX đã phục hồi từ mức đáy thấp nhất kể từ đầu năm 2023, chỉ đạt 26.502 tấn vào ngày 12/06. Hiện tại, tồn kho đã tăng thêm 13% kể từ mức đáy này, đạt 30.002 tấn.
Đối với thị trường quặng sắt, kỳ vọng Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất cho vay cơ bản cũng là yếu tố dẫn dắt giúp giá giữ được đà tăng.
Trung Quốc mua hơn 70% tổng khối lượng quặng sắt vận chuyển bằng đường biển toàn cầu và sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới, điều này khiến các điều kiện kinh tế của nước này trở thành chìa khóa quan trọng cho triển vọng của nguyên liệu thô chính sản xuất thép toàn cầu.
Hơn nữa, hàng tồn kho giảm tại các cảng của Trung Quốc cũng giúp hỗ trợ cho giá sắt. Các kho dự trữ cảng do tư vấn SteelHome giám sát đã giảm xuống 126,2 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 09/06, giảm so với 126,9 triệu tấn của tuần trước đó và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.
Sau đó, đóng cửa ngày 20/06, giá bạc dẫn dắt đà giảm của thị trường kim loại khi đánh mất 3,7% xuống còn 23,23 USD/ounce, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong vòng gần 6 tuần. Giá bạch kim suy yếu 1,95% xuống 968 USD/ounce.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp khi giảm 0,14%, trong khi giá quặng sắt đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, giảm 0,74%, chốt phiên tại 113,01 USD/tấn.
Trong phiên hôm qua, cả đồng và quặng sắt đều chịu sức ép do biện pháp kích thích kinh tế còn hạn chế tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu, gây tâm lý thất vọng cho thị trường.
Cà phê Robusta tăng, cà phê Arabica giảm
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/06, ngoại trừ sự khởi sắc của cà phê Robusta, sắc đỏ hoàn toàn bao trùm lên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp.
Giá Robusta tăng 0,84% so với tham chiếu sau 2 phiên giảm liên tiếp trước đó. Thị trường tiếp tục neo theo những thông tin cơ bản về lo ngại khan hiếm nguồn cung tại các nước sản xuất hàng đầu.
Cụ thể, tồn kho cà phê gần như đã cạn kiệt tại Việt Nam và không thể được bổ sung ở thời điểm hiện tại do lượng hàng nông dân nắm giữ không còn trong khi vụ thu hoạch mới chưa thể sớm bắt đầu.
Cùng với đó, triển vọng nguồn cung niên vụ 2023/24 kém tích cực tại cả Brazil và Indonesia khiến nông dân 2 nước này dè dặt hơn trong việc bán hàng niên vụ mới, dù cho hoạt động thu hoạch đang diễn ra.
Giá cà phê diễn biến trái chiều |
Ở chiều ngược lại, giá cà phê Arabica ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp trong tuần khi những tín hiệu nguồn cung đang dần hồi phục làm lu mờ đi lo ngại nguồn cung ở mức thấp trước đó.
Hoạt động thu hoạch cà phê diễn ra tích cực tại vùng canh tác của Cooxupe, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil, với 21,74% kế hoạch, cao hơn 2 năm trước. Kết hợp cùng triển vọng nguồn cung tích cực trong niên vụ 2023/24, làm giảm bớt lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接