Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục được Nga mở đường
Mới đây,êmnhiềudoanhnghiệpxuấtkhẩuthủysảnđượcNgamởđườkết quả u20 úc ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục đón nhận tin vui từ Nga, khi Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - NAFIQAD (Bộ NN-PTNT) cho biết nước này đã tiếp tục gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, cho phép thêm một số doanh nghiệp (DN) của Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Theo đó, các DN được phép xuất khẩu thủy sản trở lại thị trường Nga lần này gồm: DN tư nhân Anh Long, Chi nhánh Công ty CP Thủy sản số 1 - Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Phú Trung, Xí nghiệp đông lạnh AGF9 (Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang).
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục được Nga mở đường trong tháng 9 này. Ảnh minh họa
Trước đó, hồi tháng 8 vừa qua, Nga đã cho phép 7 DN thủy sản khác của Việt Nam (gồm 5 DN chế biến sản phẩm cá tra, basa đông lạnh và 2 DN chế biến sản phẩm tôm đông lạnh) được xuất khẩu sang Nga sau khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu từ đầu năm 2014.
Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm nay đạt 4,95 tỉ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu với kim ngạch 8 tháng xấp xỉ 1 tỉ USD, tăng 38,58% so với cùng kỳ năm 2013.
Liệu xuất khẩu thủy sản Việt Nam có nắm bắt được cơ hội này?
Thông tin Nga cho phép xuất khẩu thủy sản trở lại được đưa ra trong bối cảnh lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản của nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Cụ thể hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra cũng đang gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ và bất ổn về giá cả và nguồn nguyên liệu.
Những ngày này, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang loay hoay trong khó khăn. Ảnh minh họa
Đặc biệt mặt hàng thủy sản của nước ta đang phải cạnh tranh khốc liệt với thủy sản của các nước trong khu vực. Trong đó, hai thị trường tiềm năng là Nhật Bản và châu Âu lại đòi hỏi chất lượng cao từ khâu giống, nguồn nước, thức ăn cho đến khâu chế biến. Trong khi đó, thị trường lớn cho sản phẩm cá tra và tôm là Hoa Kỳ cũng đang bị áp giá chống bán phá giá rất cao, lên đến 6%.
Ngược lại phía Nga hiện đang đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu trong khi trước lâu nay Nga vẫn phải nhập thủy sản với giá cao, chẳng hạn như giá cá hồi Na Uy bán ở Nga cao hơn từ 8 - 10 lần so với giá thành thực tế.
Do đó giới chuyên môn cho rằng đây sẽ là một cơ hội mới để các DN Việt Nam thể hiện và mở đường bước chân vào thị trường Nga nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên vấn đề lớn còn lại là phải triển khai như thế nào thì rất cần sự nỗ lực của các DN.
Phan Huyền(th)
Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc cấm, Mỹ dọa kiện, Nga mở đường