Sinh viên Đại học Huế chia sẻ thông tin tại Diễn đàn Phòng,ôngđiệpNgàyThếgiớiphòngchốngbệket qua benfica chống HIV/AIDS Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tình trạng khẩn cấp về AIDS trên toàn cầu vẫn chưa kết thúc. Mỗi năm, toàn thế giới vẫn có 1,7 triệu người mới nhiễm HIV và 690.000 người tử vong do AIDS. Các bất bình đẳng vẫn khiến những người ít có tiếng nói nhất phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV. “Chúng ta đã biết rằng để kết thúc được đại dịch AIDS và đánh bại được COVID-19 chúng ta phải chấm dứt kỳ thị và phân biệt đối xử, lấy người dân làm trung tâm và xây dựng các đáp ứng với dịch bệnh dựa trên các cách tiếp cận về quyền và bình đẳng giới. Sức khỏe là một quyền của con người. Đầu tư cho sức khỏe phải là ưu tiên hàng đầu để thực hiện được Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân. Ngày Thế giới phòng, chống AIDS hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau khẳng định rằng, để vượt qua đại dịch COVID-19 và kết thúc đại dịch AIDS, toàn thế giới phải đoàn kết lại và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm”, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhấn mạnh. Thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2020. Năm nay, Việt Nam chọn chủ đề Tháng Hành động là “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”. Trong 30 năm qua, Việt Nam có những ứng phó một cách toàn diện với công tác phòng, chống HIV/AIDS và kiểm soát tốt đại dịch. Với sự ra đời của Luật Phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2006, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành một dự luật về bệnh AIDS. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo tính thống nhất chỉ đạo, huy động đa ngành và tăng cường thu hút đầu tư quốc tế vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Theo Bộ Y tế, mười ba năm liền, Việt Nam chặn đà gia tăng của đại dịch, khống chế dịch trên cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS và giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS. Mục tiêu của Việt Nam là chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đây cũng là mục tiêu toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS. Tại Thừa Thiên Huế, công tác phòng, chống HIV/AIDS những năm qua cũng đã thu được những kết quả khả quan. Sự phối hợp liên ngành ngày càng chặt chẽ và xây dựng được các mô hình điểm trong công tác phòng, chống AIDS. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay ở Thừa Thiên Huế là sự gia tăng đột biến số ca nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Nếu những năm trước đây, mỗi năm Thừa Thiên Huế chỉ phát hiện khoảng 1 đến 2 trường hợp nhiễm HIV trong nhóm MSM, thì riêng 2 năm 2019 và 2020, đã phát hiện 48 trường hợp MSM nhiễm HIV. Đáng nói, số MSM nhiễm HIV mới này hầu hết là sinh viên, học sinh – nhóm người có học thức. Trước tình trạng này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế tích cực đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời gia tăng truyền thông, can thiệp giảm tác hại cho nhóm MSM nói riêng và các nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao nói chung. “Chúng ta không phê phán hành vi của nhóm MSM, nhưng chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền để họ thực sự nhận thức được các nguy cơ và có hành động cụ thể để bảo vệ chính mình trước HIV/AIDS”, ông Lê Hữu Sơn, Phó Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) nhấn mạnh. ĐỒNG VĂN |