GS Thi Nhất Công sinh năm 1967 ở Trịnh Châu,áosưtừbỏvịtríhiệuphóđạihọctopchâuÁđểlậpnghiệptuổmha chap Hà Nam (Trung Quốc). Hiện, ông là nhà sinh vật học cấu trúc nổi tiếng thế giới. GS Công còn được biết đến là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, ủy viên Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Trung Quốc, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ và viện sĩ Viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ. Ngoài ra, ông còn là hội viên ngoại quốc Hội Sinh học Phân tử châu Âu.
Từ nhỏ, ông sở hữu thành tích học tập xuất chúng. Suốt 12 năm học, GS Công luôn là học sinh tốp đầu trường. Năm 1984, tham gia kỳ thi học sinh giỏi Toán trung học quốc gia, ông giành giải Nhất. Thành tích này giúp ông được tuyển thẳng vào khoa Khoa học và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Bước chân vào đại học, ông bắt đầu hành trình nghiên cứu Sinh học. Không lãng phí thời gian 4 năm, ông lên kế hoạch học tập rõ ràng. Thư viện, phòng thí nghiệm và lớp học là điểm đến chính của ông. Xác định mục tiêu nghiên cứu sâu nên ông ý thức được kiến thức đại học là điểm khởi đầu quan trọng. Nhờ sự siêng năng suốt 4 năm đại học, ông đạt được thành tựu đáng kể.
Tốt nghiệp đại học loại Xuất sắc năm 1989, ông được nhận vào một trường trong khối Ivy League học tiến sĩ. Trong giai đoạn này, khả năng nghiên cứu khoa học của ông được cải thiện. Đó cũng là hành trang giúp ông trên con đường nghiên cứu sau này.
Đến năm 1995, tốt nghiệp ngành Vật lý sinh học phân tử của Trường Y Johns Hopkins (thuộc Đại học Johns Hopkins), ông được mời về Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) làm việc. Sau 3 năm gắn bó tại đây, năm 1998, ông chuyển sang làm trợ lý giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ).
Suốt quá trình làm việc tại Đại học Princeton, tên tuổi của ông được giới học thuật để ý. Với những cống hiến không ngừng nghỉ, năm 2002, ông được bổ nhiệm trở thành giáo sư khoa Sinh học phân tử của trường. Trở thành giáo sư trẻ, thời điểm đó, ông có phát ngôn gây tranh cãi: "Ở tuổi 35, tôi là giáo sư trẻ nhất Đại học Princeton. Ai trong số mọi người làm được điều này?”.
Năm 2008, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp ông quyết định về nước cống hiến. Lúc đó, GS Công đã từ chối mức lương hàng chục triệu USD/năm của Viện Y khoa Howard Hughes (HHMI). Thậm chí, ông còn từ bỏ chế độ đãi ngộ biệt thự rộng 500m2 trên đất Mỹ.
Quyết định để lại sự nghiệp và địa vị xây dựng suốt 13 năm của ông ở Mỹ thời điểm đó gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng, đây là lựa chọn mạo hiểm, bởi điều kiện nghiên cứu ở Mỹ tốt, thuận lợi cho việc GS Công phát triển.
Bất chấp bàn tán, về nước ông gia nhập Đại học Thanh Hoa trong vai trò là Viện trưởng Viện Khoa học Đời sống. Dưới sự dẫn dắt của GS Công, Viện phát triển vượt bậc, mở rộng quy mô từ 40 lên đến 120 phòng thí nghiệm.
Với tầm nhìn và chiến lược của mình, ông đưa Viện Khoa học Đời sống của Đại học Thanh Hoa lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này và khẳng định được danh tiếng quốc tế. Nhờ đó, năm 2015, ông được bổ nhiệm làm hiệu phó Đại học Thanh Hoa.
Chưa đầy 10 năm về nước, ông tiếp tục đạt được địa vị đáng nể trong xã hội. Thế nhưng, năm 2018, một lần nữa, ông lại đưa ra quyết định bất ngờ - xin từ chức tại Đại học Thanh Hoa. Ông từ bỏ vị trí nhiều người mơ ước để làm lại sự nghiệp ở tuổi 51.
Rời đại học top 1 châu Á, ông thành lập Đại học Tây Hồ (Trung Quốc), chuyên đào tạo tài năng nghiên cứu. Khác với các trường thông thường, Đại học Tây Hồ tập trung đào tạo nghiên cứu sinh. Mục tiêu của giáo sư hướng đến là xây dựng đại học đẳng cấp thế giới sánh ngang Thanh Hoa - Đại Bắc. Ông khẳng định, chất lượng giáo dục của Đại học Tây Hồ sẽ bắt kịp các trường top đầu.
GS Công kỳ vọng, 5 năm tới, Đại học Tây Hồ có tên trong danh sách trường hàng đầu ở Trung Quốc. Theo GS Công, đến nay đã đầu tư vào trường khoảng 20 tỷ NDT (78.000 tỷ đồng). Ông cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư để đạt được mục tiêu.
Dưới đây là một số giải thưởng danh giá GS Thi Nhất Công nhận được:
Giải thưởng quốc tế:
- Giải thưởng Emmy Noethertrong lĩnh vực Tinh thể học (2014): Tôn vinh đóng góp đột phá của ông trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của protein, axit nucleic và các phân tử sinh học khác.
- Giải thưởng Shaw(2012) về Khoa học Y sinh và Dược học: Ghi nhận đóng góp của ông trong việc làm sáng tỏ cơ chế phân tử của apoptosis (chết tế bào theo chương trình).
- Giải thưởng Gregory Aminoff (2009) của Hiệp hội Sinh học Cấu trúc Mỹ: Ghi nhận đóng góp của ông trong nghiên cứu cấu trúc và chức năng của protein.
Giải thưởng quốc gia:
- Giải thưởng Khoa học Quốc gia Trung Quốc (2006): Giải thưởng danh giá nhất của Trung Quốc dành cho nhà khoa học có thành tựu đột phá trong các lĩnh vực.
- Giải thưởng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Hà Lương - Hà Lợi (2003): Dành cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc có tiềm năng nghiên cứu.